Tin tức Linux

11 hệ điều hành Linux tốt nhất 2020: hãy quên Windows đi!

Năm 2019 sắp sửa trôi qua, con tàu mang tên Linux cũng vừa cập bến để đón thêm các bạn – những hành khách mới đến với hệ điều hành thú vị này. Đôi khi bạn có thể choáng ngợp giữa vô vàn lựa chọn từ Linux. Vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những bản phân phối (distro) tốt nhất, đáng sử dụng nhất. Một vài distro mạnh ở một số tác vụ nhất định, một số khác thì đa dụng, đa nhiệm. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể tự chọn được hệ điều hành phù hợp nhất cho mình. Cùng bắt đầu nào!

11 Linux distro đáng sử dụng nhất 2020

1. Dành cho người bắt đầu: Linux Mint

Xu thế open source ngày càng lên cao, và ngày càng nhiều người dùng chuyển qua Linux. Đối với một bộ phận người dùng, chọn distro nào thật dễ để làm quen sử dụng là vấn đề phát sinh đầu tiên. Để tìm hiểu kỹ hơn về các Linux distro phù hợp cho người dùng mới, xem thêm tại đây nhé!

Linux Mint là một trong những distro ngày càng được ưa chuộng, thậm chí nó còn đang lăm le đe dọa ngôi vương của Ubuntu. Linux Mint cho thấy nó là phương án thay thế tuyệt vời cho Windows nhờ trải nghiệm gần như hoàn hảo. Điểm cần thiết cho người mới, đó là Mint có đặc điểm là out-of-the-box, tạm hiểu là bạn có thể sử dụng ngay sau khi cài hệ điều hành mà không cần mất công tinh chỉnh, vọc vạch gì thêm.

Lý do người mới bắt đầu nên chọn Linux Mint:

  • Giao diện desktop Cinnamon dễ sử dụng
  • Cộng đồng người dùng đông đảo
  • Tính năng out-of-the-box
  • Có khả năng liên kết với các gói tin của Ubuntu

Ghé qua trang chủ của Linux Mint tại đây.

Các distro khác dành cho người mới dùng Linux:

  • Ubuntu
  • Zorin OS
  • Linux Lite

2. Dành cho máy tính cấu hình yếu: Ubuntu MATE

Đây là hệ điều hành tốt cho máy tính cấu hình yếu. Bản nâng cấp 19.04 mới nhất cho bạn tùy chọn giao diện theo ý thích như Mutiny, Cupertino, Traditional, Netbook, Redmond, v.v… Tuy nhiên nếu muốn sự ổn định tối đa, hãy lựa chọn bản 18.04 LTS để được hỗ trợ lâu dài nhất.

Cấu hình tối thiểu dành cho Ubuntu MATE chỉ là 512MB. Một lý do khác đó là hệ điều hành vẫn hỗ trợ phiên bản 32-bit, trong khi nhiều distro khác dần quay lưng với kiến trúc “cổ xưa” này.

Lý do bạn nên chọn Ubuntu MATE cho những cỗ máy cũ kỹ:

  • Nhiều tùy chọn giao diện
  • Cộng đồng người dùng lớn
  • Cân bằng giữa hiệu năng – tiêu tốn tài nguyên phần cứng
  • Có khả năng tiếp cận với các tập tin Ubuntu

Truy cập trang chủ của Ubuntu MATE để tải về bộ cài đặt.

Bạn đang dùng một chiếc máy tính đời cũ? Tham khảo các hệ điều hành này nữa nhé:

  • Puppy Linux
  • Peppermint OS
  • Bodhi Linux

3. Hệ điều hành cho dân “hacker”: Kali Linux

Hiển nhiên Kali Linux không có đối thủ trong mảng hacking. Nó có vô số các công cụ như: phân tích khả năng dễ xâm nhập, tấn công wifi, testing, v.v… Là một nhánh của Debian Testing nên hầu hết các gói tin của Kali Linux là từ Debian.

Kali NetHunter là một điểm thú vị, cho phép cài Kali Linux trên các thiết bị nhúng, điện thoại thông minh như Raspberry Pi, Chromebook, điện thoại Android v.v…

Bạn muốn trở thành “hacker mũ trắng”, hãy chọn Linux vì:

  • Rất nhiều công cụ hỗ trợ hacking
  • Hệ điều hành gốc Debian
  • Có nhiều tài liệu, hướng dẫn về distro này

Tải Kali Linux tại đây.

Còn hệ điều hành khác hỗ trợ hacking không? Có chứ!

  • Parrot OS
  • BlackArch Linux
  • BackBox

4. Dành cho game thủ: Manjaro

Các game thủ không hứng thú với Linux, bởi có rất ít game hỗ trợ hệ điều hành này. Tuy nhiên, bức tranh có vẻ dần thay đổi trong những năm gần đây, khi mà ngày có càng nhiều hơn các tựa game hỗ trợ Linux.

Năm 2018, chúng tôi đã bình chọn Steam OS là lựa chọn số một của các game thủ thích Linux. Tuy nhiên, thứ hạng đó năm 2020 nên dành cho Manjaro Linux. Hệ điều hành này được cài Steam kèm theo mặc định, và nó hỗ trợ phần cứng tuyệt vời. Thậm chí, đối với nhiều dòng card đồ họa của Nvidia và AMD, driver của hãng còn được tự động cài theo luôn. Manjaro cũng cho phép dễ dàng chuyển đổi giữa các nhân Linux nhằm đạt hiệu năng phần cứng tốt nhất.

Cộng đồng người dùng hệ điều hành nhánh Arch Linux này cũng ngày một đông hơn, thân thiện hơn với người dùng mới.

Chơi game trên Manjaro, tại sao không?

  • Steam được cài mặc định
  • Driver cho card đồ họa của Nvidia và AMD được cài mặc định
  • Nhiều hướng dẫn, tài liệu tham khảo và cộng đồng người dùng ngày càng đông

Thử Manjaro OS tại đây.

Những lựa chọn khác dành cho game thủ Linux:

  • Steam OS
  • Pop!_OS
  • Solus

5. Hệ điều hành phát triển nhanh chóng nhất: MX Linux

Mặc dù không có thống kê chính xác nào cho tốc độ tăng trưởng về người dùng của mỗi hệ điều hành, Distrowatch cũng là một nguồn đáng tin cậy, khi trang web này theo dõi được số lượng người tiếp cận với từng Linux distro khác nhau. Theo đó, trong vòng 12 tháng gần đây nhất, MX Linux xếp vị trí số 1. MX Linux là hệ điều hành nhánh Debian, sử dụng DE (môi trường desktop) là Xfce – một DE “siêu mỏng nhẹ”. Hãy thử MX Linux hàng ngày cho công việc của bạn xem sao!

MX Linux là một lựa chọn không hề tồi!

  • Giao diện gọn gàng
  • Có tùy chọn cài đặt portable, thuận tiện cho di chuyển
  • Là một Linux distro độc đáo, đa dụng

Download MX Linux tại trang chủ của phần mềm.

6. Hệ điều hành dành cho dân lập trình: Debian

Khỏi phải bàn cãi, đa phần người dùng Linux là dân lập trình, họ sử dụng chính máy tính để tạo ra thứ mới mỗi ngày, hoặc chí ít cũng là dân vọc vạch, yêu thích mã nguồn mở.

Rất rất nhiều Linux distro thích hợp cho coder, tuy nhiên Debian GNU/Linux có thể coi là hệ điều hành tốt nhất trong số đó.

Nhánh testing của Debian có vô số các gói tin hay ho, và được kiểm thử, nâng cấp thường xuyên, hiếm khi phát sinh lỗi. Nó mang lại tính ổn định, giúp lập trình viên yên tâm làm việc. Tuy nhiên lưu ý rằng, bạn chỉ nên dùng Debian khi đã thành thạo Linux. Nếu không, bạn nên làm việc bằng Ubuntu LTS hoặc một vài distro ổn định và được hỗ trợ lâu dài hơn nữa.

Dân lập trình nên chọn Debian bởi:

  • Tính ổn định
  • Đa dạng các tập tin
  • Làm việc với file .deb tốt hơn

Ghé thăm trang web của Debian để download và tìm hiểu các thông tin chi tiết.

Một số hệ điều hành tương tự cho lập trình viên:

  • Pop!_OS
  • Ubuntu LTS
  • Arch Linux

7. Hệ điều hành đẹp nhất: elementay OS

Trên thực tế, “đẹp nhất” không đồng nghĩa với “tốt nhất”; tuy nhiên đẹp xấu cũng là lý do quan trọng quyết định có nên chọn hệ điều hành nào đó hay không. Có rất nhiều các hệ điều hành Linux rất đẹp (xem thêm tại đây), nhưng theo trải nghiệm của chúng tôi, elementary OS là hệ điều hành vừa đẹp nhất, và sử dụng cũng rất tốt luôn.

Lấy cảm hứng từ macOS, với ưu điểm là nhanh và mã nguồn mở, đây là sự thay thế đáng giá cho Windows và Mac. Không kèm với nhiều ứng dụng mặc định như Ubuntu, vì vậy hệ điều hành này tương đối nhẹ nhàng và mượt mà. Vì sử dụng GNOME, elementary OS có quan hệ chặt chẽ với các ứng dụng như Plank, Epiphany, Scratch v.v… Nó đáp ứng được các tác vụ cơ bản hàng ngày, phù hợp với người dùng phổ thông mới bắt đầu.

Tại sao nên chọn elemantay OS?

  • Dung lượng nhẹ
  • Giống với giao diện macOS
  • Ít ứng dụng đi kèm, hiệu năng mượt mà

Download elementay OS tại đây.

Những Linux distro khác đẹp không kém:

  • Solus
  • Pop!_OS
  • Zorin OS

8. Hệ điều hành của bảo mật, riêng tư: Tails

Bạn có biết Edward Snowden, người tố giác trứ danh đã làm rỏ rỉ rất nhiều bí mật quốc gia tối quan trọng không? Anh ta dùng Tails để liên lạc, duyệt web v.v… Và bạn có biết TAILS là gì không? Đó là The Amnesic Incognito Live System, tạm dịch là Hệ thống ẩn danh trực tiếp. Hiển nhiên nó nổi tiếng để duyệt web rồi.

Tails là hệ điều hành dùng trực tiếp, boot từ DVD hay USB. Hệ điều hành gốc Debian này bảo mật kết nối internet của bạn, buộc tất cả đường truyền kết nối bằng Tor. Như vậy không ai có thể theo dõi bạn trên internet nữa. Kèm với đó là rất nhiều các công cụ mã hóa, giúp bạn dễ dàng mã hóa email, files, tin nhắn v.v… (Xem thêm các hệ điều hành tương tự tại đây).

Hãy dùng Tails để được hoàn toàn ẩn danh:

  • Kết nối Tor bắt buộc
  • Lưu trữ mọi thứ trên RAM
  • Cũng phù hợp để sử dụng cho nhu cầu cơ bản
  • Tiện ích mã hóa đi kèm

Download Tails tại website của phần mềm.

Lựa chọn tương tự:

  • Whonix
  • Qubes OS
  • Apline Linux

9. Dành cho server: CentOS

Tính ổn định, ổn định và ổn định. Đây là thứ tối cần thiết nhất cho máy chủ: không được có bất kì lỗi giữa chừng nào. Có ngay CentOS cho bạn, một hệ điều hành ổn định, bảo mật, hỗ trợ phần cứng tốt, tối ưu hóa công suất và hiệu năng. Có nhiều lựa chọn khác (xem thêm tại đây) có cả miễn phí và trả phí, tuy nhiên CentOS là lựa chọn khuyên dùng.

RHEL (Red Hat Enterprise Linux) là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi cho server. Còn CentOS là đối với nặng ký nhất với RHEL, và nó miễn phí hoàn toàn. Bạn có thể dùng CentOS cho server hoặc cho máy tính cá nhân với những tác vụ hàng ngày, đều rất phù hợp.

Tại sao nên chọn CentOS cho server?

  • Phiên bản miễn phí thay thế cho RHEL
  • Hỗ trợ lâu dài, cộng đồng người dùng đông đảo
  • Tính ổn định cao

Ghé thăm trang web của CentOS để tải về và tìm thêm thông tin chi tiết.

Một số gợi ý khác:

  • RHEL
  • Debian
  • Ubuntu LTS

10. Dành cho những máy tính mạnh mẽ:

Có lẽ không cần giới thiệu quá nhiều về Ubuntu nữa rồi. Dựa theo nền tảng Debian, Ubuntu là sự cân bằng giữa tính ổn định và các tính năng mới mà không distro nào khác làm được. Với máy tính cấu hình yếu hơn, Ubuntu MATE, Xubuntu hoặc Lubuntu là các giải pháp thay thế.

Với những cỗ máy mạnh mẽ, phiên bản Ubuntu chính thức cùng GNOME DE là hoàn hảo nhất. Cài đặt phần mềm dễ dàng với Snaps, cộng đồng người dùng là vô cùng đông đảo. Tóm lại, Ubuntu là hệ điều hành đa nhiệm, xử lý hiệu quả các công việc của bạn.

Lý do đến với Ubuntu:

  • Vô số phần mềm
  • Cộng đồng người dùng lớn nhất
  • Thân thiện người dùng, hiệu năng cao
  • Snaps với rất nhiều ứng dụng phổ biến

Download Ubuntu ngay tại trang chủ ở đây.

Hệ điều hành tương tự:

  • Manjaro
  • Fedora
  • openSUSE

11. Dành riêng cho Raspberry Pi: Raspbian

Raspberry Pi ngày càng rẻ hơn và phổ biến hơn. Chỉ với $10, bạn có thể có một chiếc máy tính bé bằng bàn tay phục vụ nhu cầu lướt web, học lập trình v.v…

Có nhiều Linux distro có thể cài được trên con Raspberry Pi này. Tuy nhiên lựa chọn tốt nhất hiển nhiên là Raspbian – thứ sinh ra để dành cho nó rồi. Cả người mới bắt đầu và người dùng có kinh nghiệm đều nên sử dụng hệ điều hành này. Nó được cài trực tiếp từ thẻ nhớ SD, hoặc thông qua trình cài NOOBS. Dựa trên Debian GNU/Linux, Raspbian đi kèm với nhiều ứng dụng cần thiết giúp bạn có thể sử dụng bé Pi ngay và luôn sau khi cài hệ điều hành.

Lý do chọn Raspbian:

  • Là hệ điều hành chính thức cho Raspberry Pi
  • Gọn nhẹ, mượt mà

Các lựa chọn thay thế khác:

  • Ubuntu MATE
  • Arch Linux ARM
  • LibreELEC

Nhu cầu của bạn là gì? Muốn xem nữa chứ?

Trên đây chưa phải là tất cả. Còn nhiều loại Linux distro nữa: cho quản lý bộ nhớ, cứu dữ liệu, làm giải trí đa phương tiện, NAS, Docker v.v… Tuy nhiên trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập tới những loại phổ biến nhất. Có thể sau này, chúng tôi sẽ bổ sung nhiều loại khác nữa, tất cả để nhằm thỏa mãn nhu cầu bạn đọc.

Link bài viết gốc: 11 Best Linux Distros For 2020: Find Perfect Windows Alternative

Bài hay nên đọc

14 phím tắt cơ bản trên Ubuntu

Mời tải về Kali Linux 2019.3

Tổng hợp các Distro Linux tốt nhất dành cho các đối tượng khác nhau

3 Cách để cài đặt file .deb trên Linux

Cách sửa lỗi “E: Unable to locate package” trên Ubuntu

Views: 39979