Newbie

Tổng hợp các Distro Linux tốt nhất dành cho các đối tượng khác nhau

Bài viết tổng hợp các Distro tốt nhất dành cho nhiều đối tượng

  • Dành cho người mới bắt đầu
  • Dành cho máy tính cũ
  • Dành cho môi trường Server
  • Dành cho lập trình viên

A. Dành cho người mới bắt đầu

  • Ở mục này, chúng tôi liệt kê những hệ điều hành mà bạn không cần phải nghiên cứu quá chuyên sâu. Bạn có thể dùng nó ngay sau khi cài đặt mà không cần phải biết các câu lệnh cũng như các thủ thuật chuyên sâu

1. Ubuntu

Ubuntu là một trong những Distro phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể thấy nhiều máy tính được cài sẵn Ubuntu (Đặc biệt là máy hãng Dell). Giao diện người dùng cũng cực dễ để làm quen bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh giao diện sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn

Ubuntu cũng đi kèm với một cộng đồng người dùng đông đảo, vì vậy khi bạn gặp một vấn đề gì đó bạn có thể tới bất cứ forum nào để tìm lời giải đáp. Nếu bạn đang tìm một giải pháp nhanh chóng, bạn có thể xem các bài viết về Ubuntu của chúng tôi tại đây (Tiếng Anh)

2. Linux Mint

Linux Mint cũng là một Distro phổ biến cho người mới dùng. Giao diện mặc định của Cinnamon tái hiện lại phong cách Windows XP và đây cũng là lí do nhiều người dùng tiếp tục sử dụng nó sau khi XP bị khai tử

Linux Mint dựa trên Ubuntu và tất nhiên nó chạy được mọi ứng dụng được làm cho Ubuntu. Sự đơn giản và dễ sử dụng là lí do nó trở thành một Distro nổi bật dành cho Newbie

3. elementary OS

elementary OS là một trong những distro đẹp nhất tôi từng sử dụng. UI của nó lấy cảm hứng từ MacOS do vậy nếu bạn đang dùng Mac, thật quá đơn giản để làm quen.

elementary OS đựa trên Ubuntu và tiêu chí của nó là cung cấp một môi trường thân thiện với người dùng vừa cân bằng giữa vẻ đẹp cũng như hiệu năng

4. MX Linux

MX Linux ra mắt được khoảng một năm. Hiện tại nó là Distro phổ biến nhất theo DistroWatch. Nếu bạn chưa từng dùng thì hãy thử đi, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ đó

Không như Ubuntu, MX Linux dựa trên Debian với Xface giao diện mặc định. Ngoài sự ổn định tới mức hoàn hảo của nó. Nó cũng đi kèm hàng loạt GUI Tools giúp người dùng đã quen với Windows/Mac có thể làm quen dễ dàng

Ngoài ra, trình quản lý package được thiết kế hoàn hảo để hỗ trợ cài đặt bằng một cú nhấp chuột. Bạn thậm chí có thể tìm kiếm các gói Flatpak và cài đặt nó ngay lập tức (Flathub có sẵn theo mặc định trong trình quản lý package dưới dạng một trong các nguồn).

5. Zorin OS

Zorin là một Distro dựa trên Ubuntu khác đem lại một giao diện đẹp tuyệt vời. Đặc biệt sau khi Zorin OS 15 ra mắt. Tôi chắc chắn sẽ giới thiệu nó cho người dùng mà không có bất kỳ kiến thức Linux nào. Rất nhiều ứng dụng dựa trên GUI cũng được tích hợp sẵn.

Bạn có thể cài đặt chúng trên PC, bạn có thể chọn bản Lite. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn thêm các bản Core, Educaiton và Ulimate. Bạn có thể dùng bản Core miễn phí, nếu bạn muốn hỗ trợ các lập trình viên và giúp cải thiện Zorin, hãy cân nhắc mua bạn Ultimate

Zorion OS được viết bởi 2 anh chàng tuổi teen ở Ireland. Bạn có thể đọc câu truyện của họ tại đây

6. Ngoài ra

B. Những Distro dành cho máy tính cũ

  • Ở mục này, chúng tôi liệt kê những hệ điều hành mà bạn có thể cài đặt chúng trên những máy tính đời cũ, cấu hình thấp.

1. Tiny Core

Cấu hình tối thiểu

  • RAM: 46 MB (khuyến nghị 64 MB)
  • CPU: Pentium 2

2. Puppy Linux

Cấu hình tối thiểu

  • RAM:  64MB (khuyến nghị 256 MB)
  • CPU: 333MHz

3. SparkyLinux

Cấu hình tối thiểu

  • RAM: 256 MB of RAM for LXDE, e17, Openbox, GameOver and 384MB RAM for MATE, LXQt
  • CPU: i486/amd64
  • Disk space: 5 GB of drive space

4. antiX

Cấu hình tối thiểu

  • RAM: 256 MB of RAM
  • CPU: PIII systems
  • Disk space: 2.7 GB of drive space

5. Bodhi Linux

Cấu hình tối thiểu

  • RAM: 256 MB of RAM
  • CPU: 1.0 GHz
  • Disk space: 4 GB of drive space

6. CrunchBang++

Cấu hình tối thiểu

  • Pentium 4 CPU
  • 512 MB of RAM

7. LXLE

Cấu hình tối thiểu

  • RAM: 512 MB (recommended 1 GB)
  • CPU: Pentium 3 (recommended Pentium 4)
  • Disk space: 8 GB

8. Linux Lite

Cấu hình tối thiểu

  • RAM: 512 MB RAM (recommended 1 GB)
  • CPU: 700MHz processor
  • Display: VGA screen 1024×768 resolution (recommended VGA, DVI or HDMI screen 1366×768)
  • Disk space: At least 5 GB free disk space

9. Lubuntu

Cấu hình tối thiểu

  • RAM: 512 MB of RAM (recommended 1GB)
  • CPU: Pentium 4 or Pentium M or AMD K8 or higher

10. Peppermint

Cấu hình tối thiểu

  • RAM: 1 GB of RAM (recommended 2 GB)
  • CPU: Processor based on Intel x86 architecture
  • Disk space: At least 4 GB of available disk space

C. Dành cho môi trường Server

1. Ubuntu Server

2. Red Hat Enterprise Linux

3. SUSE Linux Enterprise Server

Đừng nhầm lẫn với OpenSUSE. Cả hai đều thuộc về SUSE nhưng OpenSUSE là một bản phân phối mã nguồn mở được duy trì bởi cộng đồng.

SUSE Linux Enterprise Server là một trong những giải pháp phổ biến nhất cho các máy chủ dựa trên đám mây. Bạn sẽ phải chọn một subscription để nhận được hỗ trợ và hỗ trợ ưu tiên để quản lý hệ thống của bạn.

4. CentOS

Bạn cần phải trả phí để dùng RHEL. Nhưng CentOS thì không, nó dựa trên mã nguồn của Red Hat Enterprise Linux, nó hoàn toàn mã nguồn mở và miễn phí. CentOS có thể không đi kèm với những gói phần mềm mới nhất. Nhưng nó được đánh giá là một hệ điều hành tương đối ổn định, bạn có thể thấy CentOS ở rất nhiều nền tảng đám mây khác nhau. Bạn cũng có thể tự cài một máy chủ CentOS cho riêng mình

D. Dành cho lập trình viên

1. Ubuntu

Ubuntu càng ngày càng phổ biến, và ngày càng được sử dụng và hỗ trợ nhiều từ các nhà cung cấp phần mềm. Hầu hết các nhà cung cấp phần mềm cho nền tảng Linux đều hỗ trợ gói .deb. Điều này có nghĩa là bất cứ IDE, Tools nào dành cho lập trình viên có gói .deb đều có thể được cài đặt dễ dàng trên Ubuntu

2. openSUSE

openSUSE là một bản phân phối Linux tuyệt vời cho lập trình vì tính mạnh mẽ, ổn định và một kho phần mềm lớn được duy trì tốt. Không có gì ngạc nhiên, thậm chí nhiều doanh nghiệp sử dụng nó cho các lập trình viên của họ

3. Fedora

Linus Torvalds cũng đang sử dụng Fedora. Tại sao?

Fedora rất nhanh. Ngay cả phiên bản Gnome của Fedora cũng chạy nhanh hơn trên PC của tôi. Nhanh hơn các distro khác chạy trên Gnome. Tôi thích nó khi tôi không phải nhìn chằm chằm vào màn hình và chờ đợi mỗi khi tôi khởi động Chrome

Fedora có thể nhận được sự tài trợ và phản hồi chuyên nghiệp từ RHEL, nhưng nó được thúc đẩy bởi một cộng đồng các nhà phát triển nhiệt tình và các chuyên gia của RHEL, những người đam mê Fedora. Điều này khiến cho  Fedora là một lựa chọn ưu việt cho các nhà phát triển. Và Fedora cũng là một trong những bản phân phối Linux ổn định nhất, trên mọi phiên bản.

4. Arch Linux

Arch Linux chỉ đi kèm với nhân Linux và trình quản lý gói, Pacman. Bạn thậm chí không nhận được một giao diện đồ họa. Bạn sẽ phải tự xây dựng tự chọn các thành phần theo sở thích của bạn. Kết quả của việc này là một hệ điều hành được cá nhân hóa cao, chứa mọi thứ bạn cần và không có thừa thãi.

Mọi thông tin và hướng dẫn sửa lỗi đều được ghi lại trong Arch Wiki, đây là tài liệu hướng dẫn sử dụng tốt nhất trong bất kỳ bản phân phối Linux. Vì vậy, bất kỳ lỗi nào bạn có thể gặp phải đều có thể được sửa chữa dễ dàng bằng cách làm theo các hướng dẫn rất thân thiện với người mới bắt đầu được cung cấp trong Arch Wiki.

Arch Linux đi kèm với khi HĐH luôn tự cập nhật. Các vấn đề phụ thuộc về các gói được Pacman xử lý hiệu quả. Những gì mới nhất và tốt nhất của Linux luôn có trong Arch User Repository.

5. Antergos

Antergos sử dụng Arch repositories đi kèm với giao diện đồ họa và các twist riêng của nó, đi kèm với một lượng software tốt được cài đặt sẵn. Nhưng số lượng soft cài sẵn vẫn còn khá khiêm tốn so với các Distro khác. Điều sẽ khiến bạn không càm thấy thừa thãi

Antergos repository đi kèm phiên bản mới nhất của bất kì software nào (VD: Java Development Kit). Đôi khi các phiên bản cũ hơn cũng được giữ lại. Ngoài ra Antergos cũng có những nguồn bổ sung đi kèm những gói Software bổ sung, các gói tùy chỉnh, theme, cũng như các gói icon

Pacman giải quyết tất cả các vấn đề như các gói phụ trợ để chạy phần mềm, các gói hỏng hóc. Sự mất ổn định gần như không xảy ra

Arch User Repository (Như đã nói ở trên) đi kèm lượng lớn packages bao gồm những soft mới nhất. Mọi IDE, công cụ lập trình, thư viện có thể cài đặt với chỉ một dòng lệnh

yaourt name_of_the_software

Bài viết được dịch từ ITSFoss. Dịch bởi Nguyễn Anh Kiệt

 

Visits: 9090

You Might Also Like...