Với hàng loạt kho ứng dụng cùng với các định dạng khác nhau trên Linux, sẽ rất khó để bạn tìm được ứng dụng với đúng định dạng mà bạn mong muốn.
Muốn tìm Snap? Hãy vào Snapcraft.io/store; cần Flatpak? Tìm trên Flathub; tìm kiếm AppImage? Hi vọng là bạn sẽ tìm được trên Github.
Đây là vấn đề mà nhiều cộng đồng làm phần mềm miễn phí đã cố gắng giải quyết. Tôi cũng đã thử viết một trang web kho ứng dụng Linux, vào hồi tháng 5 vừa qua.
Mặc dù rất được mọi người đón nhận (cùng với mã nguồn mở), dự án cũng phải kết thúc ngay sau đó, và hiện nay, “Linux App Store” cũng không còn hoạt động nữa.
Nhưng với ý tưởng về một nền tảng duy nhất bao gồm các ứng dụng từ nhiều kho khác nhau với các định dạng khác nhau, còn một giao diện người dùng (UI) vẫn chưa hoàn toàn biến mất.
App Outlet
App Outlet là một ứng dụng mới trên Linux, như một trang web vậy, cho phép bạn tìm kiếm, cài đặt những phần mềm được phát hành trên cả Snap store, Flathub và AppImage.
Dưới đây là giao hiện của App Outlet, tương đối thân thiện với người dùng (ảnh chụp màn hình, không dùng hiển thị faux-OSX):
Ứng dụng bao gồm trang chủ chứa các mục về ứng dụng phổ biến, ứng dụng mới cập nhật cũng như những ứng dụng mới nhất từ các kho ứng dụng khác nhau.
Thanh tìm kiếm phía trên cho phép bạn tìm kiếm thông qua tên, từ khóa. Thêm vào đó là các mục phân loại (categories) mà đôi khi còn quá chi tiết và cụ thể để chúng ta có thể sử dụng ngay bây giờ (có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu phân nhóm các ứng dụng này thành “Trò chơi”, “Văn phòng”, “Tiện ích”,…).
Như vậy, từ một công cụ duy nhất, bạn có thể tìm kiếm các ứng dụng trên các nền tảng kho ứng dụng khác nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng.
App Oulet không đưa ra kết quả tìm kiếm dưới một danh sách thông thường. Thay vào đó là trang kết quả bao gồm những ứng dụng phù hợp với từng nền tảng khác nhau. Một thanh lọc giúp bạn tùy chọn để đưa ra kết quả cho mỗi kho ứng dụng.
Nếu bạn muốn trải nghiệm App Outlet, bạn có thể tải nó với rất nhiều định dạng khác nhau, ngay cả trình cài đặt thông thường:
Tải về file .deb
Tải về file .AppImage
Ngoài ra nó cũng có thể được cài đặt như một ứng dụng Snap.
sudo snap install app-outlet
Lựa chọn của người sử dụng – Cuộc chiến giữa các nền tảng!
Liệu App Outlet có được nhiều người sử dụng?
Theo đó, dựa trên thông tin từ các diễn đàn, các bình luận trên Twitter và Reddit, có thể thấy rằng nhiều người sử dụng Linux đã chọn cho mình một định dạng nhất định, đồng thời họ lên tiếng chê bai tất cả những định dạng khác – một cuộc chiến nữa các nền tảng.
Nhìn chung, họ ghét Snaps, yêu thích Flatpak; cũng có người không thích Faltpak và chỉ tin dùng AppImage.
Thực tế, không cần phải cực đoan đến như vậy, tất cả định dạng trên đều có thể tồn tại đồng thời, và đương nhiên, việc tìm ra một nền tảng tốt nhất giữa chúng là không cần thiết.
Bản thân tôi không quá quan tâm đến việc chọn lựa một nền tảng nào đó cụ thể, chỉ đơn giản là dùng bất cứ thứ gì đang có sẵn, cho dù đó là PPA, Snap hay Flatpak. Việc quyết định này có lẽ nên dành cho những nhà phát triển, vì đó là công sức của họ mà.
Nói chung, tôi có thể cài ứng dụng và sử dụng nó dễ dàng, không phải bận tâm về việc nó đến từ định dạng nào.
Một điều rất hữu ích là Ubuntu Software có tiện ích hiển thị thông tin Flathub cũng như phần mềm repo hay nền tảng Snap. Và còn tuyệt hơn rất nhiều nếu nó mở rộng thêm các định dạng khác nữa.
Nhưng có lẽ đây không phải điều mà họ hướng đến. Ubuntu gần đây đã phát triển một kho ứng dụng thuần Snap nhằm thay thế cho Ubuntu Software. Điều này khiến các nhà phát triển của GNOME phải hạn chế các tiện ích hỗ trợ cho Snap.
Nếu các cộng đồng lớn hơn, có vai quan trọng hơn cũng tiếp tục với chỉ “một định dạng duy nhất”, thì việc tổng hợp các nền tảng lại với nhau sẽ chỉ thông qua các ứng dụng của bên thứ ba giống như App Outlet.
Vậy nên, với một người chỉ quan tâm đến bản thân phần mềm thay vì nền tảng của nó như tôi, tôi mong rằng vẫn có thể tiếp tục sử dụng App Outlet trong thời gian tới.
Bài gốc: App Outlet is a ‘Universal Linux App Store’ for Your Desktop – OMG! Ubuntu!
Bài hay nên đọc
Giải thích cấu trúc thư mục của hệ điều hành Linux
Linus Torvalds không hề lo ngại về việc Microsoft sẽ kiểm soát Linux
Windows và Chrome đã âm thầm biến năm 2019 là năm của Linux như thế nào?
GNOME dự định di chuyển Menu ứng dụng về lại trong cửa sổ ứng dụng
Đánh giá Q4OS – Tái sử dụng chiếc máy tính cũ của bạn
Views: 2159