Hướng dẫn Linux

[SERIES Hướng dẫn Rice hệ điều hành Linux] Phần 1: Giới thiệu về ricing

I. Mở đầu

Nếu những ai dùng Linux thì hiển nhiên cũng biết đến cái khả năng tùy biến của hệ điều hành này rồi. Và đối với những ông dùng những bản desktop của Linux như Ubuntu, Manjaro etc… đã ít nhất táy máy đôi chút để chỉnh giao diện sao cho hợp ý mình nhất rồi. Và thú thật, em là một thằng nghiện customization (tùy biến) đến cái độ sẵn sàng chi cả tiền chỉ để có được một góc workspace như ý chứ không màng mỗi Linux. Dù sao thì trong cái “series truyền hình dài tập này”, em sẽ giới thiệu qua một lượt về việc tùy biến hệ điều hành Linux về mặt giao diện, lối dùng để rồi mọi người có thể nở mày nở mặt khi có một cái máy như ý.

Series này sẽ chia thành nhiều phần, và nói thật em chả biết lúc nào nó hết vì có khá nhiều công cụ. Dù sao thì tại phần 1 này em sẽ nói qua những khái niệm cơ bản nếu những ai thực sự cuồng việc customization trên Linux như em.

II. Ricing là gì?

Để ý cái tiêu đề em ghi là “Rice” chứ không phải “tùy biến”, well, cái này là thuật ngữ mà mấy lão trong cộng đồng tùy biến Linux hay nói. Với Linux/Windows/MacOS, nó có nghĩa là “cải thiện” cái nhìn của Desktop :/. Tuy nói như thế, đối với Linux, có một vài thứ khi “rice” cũng không chỉ mang ý nghĩa cải thiện về cái nhìn riêng, nó cũng sẽ thay đổi cách sử dụng cái OS của mình :/
Nguồn gốc thực sự của ricing: https://en.wikipedia.org/wiki/Rice_burner

III. Ricing thường động đến cái gì?

Có nhiều thứ động đến, ai đọc đến đây chắc đã ngán ngẩm với cái Wall of text bên trên rồi nên em sẽ liệt kê gọn.
Những thứ thường động đến:
  • Desktop Manager
  • Window Manager
  • Desktop Enviroment
  • Terminal
  • Theme
  • Wallpaper
Những thứ mà mấy thằng cuồng quá hóa rồ động đến:
  • Dotfiles
  • Color scheme
  • Scripts
  • Music player
  • Bar
  • …. <Nhiều lắm>
Yeah, và mấy phần sau em sẽ đề cập đến cái đầu tiên, và sau rồi mới đi sâu vào cái thứ hai.

IV. Tài nguyên

Để chốt tạm phần giới thiệu lằng nhằng này, em sẽ cung cấp 1 số tài nguyên em hay dùng để rice, và đồng thời có cả cộng đồng hỗ trợ.
  • r/unixporn: Nơi khoe rice, cộng đồng này là nơi chứa nhiều tài nguyên nhất mặc dù là nó dạo này bị quá tải . Nếu ai vào Discord mà dùng Manjaro, tốt nhất chịu chửi vài ba phút rồi mới được giúp thật (Hoặc ko đc giúp tí nào cả – Mấy lão trong đó ghét Manjaro như mèo với chuột)
  • https://wiki.archlinux.org/ : Phao cứu sinh của nhiều anh em khi lười dùng man page cũng là phao cứu sinh của nhiều thằng rice.
  • https://github.com/addy-dclxvi/almighty-dotfiles: File tài nguyên của u/addy-fe, Lão có 1 style sử dụng colorscheme đẹp và có thêm cả những mẹo nhỏ khi rice
  • https://github.com/elenapan/dotfiles: File tài nguyên của u/EmpressNoodle, Chị này là hàng hiếm nhưng toàn hàng xịn.
  • https://github.com/Banbeucmas/banbeucmas-dotfiles: File tài nguyên của thằng này, chẳng có gì nhiều nhưng thôi – shameless self-promotion
Và đồng thời cái ảnh preview là một trong những rice em với làm gần đây – Cuồng quá hóa rồ, 2 tháng thay rice 1 lần.
Lần đầu viết bài, văn vẻ format các kiểu anh em thông cảm, có gì em xin góp ý rút kinh nghiệm lần sau

Lưu ý: Bài viết này đã được Linux Team Việt Nam trả nhuận bút và chia sẻ độc quyền. Nghiêm cấm copy khi chưa có sự cho phép của Linux Team Việt Nam hay tác giả Banbeucmas – Phạm Đình Duy

Bài hay nên đọc

ibus-bamboo: Bộ gõ Tiếng Việt mới năm 2019

Hướng dẫn pentest ẩn danh với ProxyChain và Tor

Hệ điều hành Zorin OS 15 đã phát hành: phiên bản Zorin tốt nhất từ trước đến nay

Windows và Chrome đã âm thầm biến năm 2019 là năm của Linux như thế nào?

Deepin Linux: an toàn để sử dụng hay mối hoạ an ninh?

Views: 4967