Linux, VPS, Vitural Private Server
Hướng dẫn Linux

Linux trong môi trường VPS – Bài 1: Dẫn nhập

Đây là bài mở đầu trong chuỗi Series nói về sử dụng Linux trong môi trường VPS cho người mới bắt đầu

A. Dẫn nhập

1. Linux trong môi trường máy chủ

Linux không được sử dụng nhiều trên các máy tính cá nhân vì nhiều lí do. Nhưng được sử dụng phổ biến trong các hệ thống máy chủ với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như Web Serer, File Server, Database Server,….

2. VPS là gì

VPS viết tắt của cụm từ Vitural Private Server (Máy chủ riêng ảo). Các bạn có thể hiểu như sau

Thường các máy chủ sẽ được đặt tại các trung tâm dữ liệu (Datacenter). Nơi tập trung những điều kiện tốt nhất, điện áp, mạng, …. để máy chủ vận hành. Và thường server đặt trong những datacenter đó thường là những con server bự như thế này

Linux, VPS, Vitural Private Server

Những con server này có một cấu hình rất mạnh, và nếu cho thuê nguyên cả con thì việc tiếp cận khách hàng sẽ rất khó vì chắc chắn giá cả thì cao, còn nhu cầu của người dùng thì chưa tới. Vì vậy họ sẽ cài các chương trình ảo hóa (Ví dụ như VMWare hoặc Hyper-V) và chia con server đó ra nhiều máy ảo nhỏ theo nhiều mức cấu hình khác nhau, sau đó cài hệ điều hành bạn yêu cầu, thêm một số công cụ quản trị từ xa như (SSH, Remote Desktop, VNC) sau đó cho bạn thuê

3. VPS thì khác gì với Hosting

Rất nhiều bạn đọc bài này thì đã quen với việc sử dụng Web Hosting. Như vậy Web Hosting thì khác gì so với VPS

Linux, VPS, Vitural Private Server

Đối với Web Hosting thì người ta sẽ lấy 1 con VPS cấu hình tương đối cao. (6 Core – 16GB RAM). Sau đó cài lên đó một Control Panel (CPanel, Direct Admin) và bán cho bạn. Một VPS đó có thể chứa tới 100-200 Website. Và 100-200 Website đó dùng chung cái tài nguyên tổng 6 Core – 16GB RAM. Bạn sẽ phải chia sẻ tài nguyên chung với người khác. Các bạn có thể hiểu đơn giản như là một phòng tẩm thể mà 20-30 người ở chung một phòng vậy

Còn VPS thì đã nói như trên các bạn sẽ được chia riêng một máy ảo độc lập, mặc dù cấu hình có thể thấp hơn nhiều, tối thiểu là 1 core 1 GB RAM. Và chỉ mình bạn dùng tài nguyên đó mà không phải chia sẻ cho bất kì ai trên con server tổng. Ví dụ như căn hộ ở trong chung cư vậy

B. Bạn có thể dùng VPS để làm gì

  • Cài đặt LAMP hoặc LEMP sau đó cài thêm WordPress hoặc Upload Website của bạn lên đó để làm Webserver
  • Dùng làm VPN, để truy cập các trang web bị chặn hoặc để tăng tốc mạng khi đứt cáp
  • Học thêm các câu lệnh Linux, quản trị Linux bằng dòng lệnh

C. Quản trị VPS Linux như thế nào

Cách 1: Quản trị thông qua SSH

Đây là cách quản trị cơ bản nhất và hầu như bạn nào cũng phải biết cách này vì thường các công cụ quản trị ở dưới đều cần cài đặt qua SSH. Khi quản trị qua SSH thì các bạn hoàn toàn tương tác với hệ điều hành qua các câu lệnh Linux

Thông tin Login SSH sẽ được cung cấp khi bạn đăng kí VPS. Thường dưới hai dạng sau

  • Cung cấp dưới dạng Username và Password thông thường
  • Bạn sẽ cung cấp Public Key cho nhà cung cấp VPS và bạn sẽ giữ lại Private Key để kết nối vào

Về cách quản trị này các bạn có thể tham khảo bài Cài đặt SSH trên Ubuntu Server  và bài Tìm hiểu toàn tập về Digital Ocean

Cách 2: Sử dụng các Script quản trị

Các bạn sẽ vẫn login vào SSH. Nhưng các bạn sẽ dùng các công cụ như HocVPS hay VPSSIM giúp các bạn quản trị dễ hơn mà không cần dùng quá nhiều lệnh. Các công cụ trên thường dùng cho CentOS

Cách 3: Cài đặt các Control Panel

Điều này gần như sẽ biến VPS các bạn thành một Web Hosting. Có nhiều Control Panel miễn phí như VestaCP, CyberPanel, Webmin hoặc trả phí như Direct Admin, CPanel

Để đăng kí VPS các bạn có thể thuê ở nhiều trang như Linode, Amazon,…. mình sẽ nói chi tiết ở bài sau. Hoặc thuê VPS do admin đang cung cấp tại: LTVNHosting – Cung cấp Domain, Hosting, VPS

 

 

Views: 647