Tin tức Linux

Điểm qua sự kiện Google I/O Extended Hanoi 2019 cùng Linux Team Việt Nam

Ngày hôm nay, ngày 14/07/2019, LTVN đã có mặt tại BKHUP – UP Coworking Space tham dự sự kiện thường niên được tổ chức bởi GDG Hà Nội – Google I/O Extended Hanoi 2019.

Sự kiện quy tụ những diễn giả hàng đầu tới từ các Việt Nam và nước ngoài

Các chủ đề đặc sắc về Machine Learning, A.I, Kotlin, Material Design, IOT, WebApp

Sự kiện được diễn ra với sự quan tâm đông đảo của anh em lập trình viên miền Bắc.

Mở đầu chương trình là phần keynote của diễn giả Lê Viết Gia Khánh.

 

Đầu tiên, keynote trình bày những điều mới mà Google đem lại cho Users cũng như các lập trình viên, cụ thể đối với Endusers, Google đem tới những cập nhật về hai công cụ: “Google Lens” và “Google Assistant”

Google Lens là một công cụ tìm kiếm thông tin trực tiếp từ Camera đã được thêm nhiều chức năng mới trong năm 2019. Giờ đây Google Lens có thể nhận diện chữ và dịch tự động bằng hình ảnh.

Đặc biệt hơn, bạn cũng có thể biết được thông tin (hình ảnh, review) về món ăn trên menu của một nhà hàng bất kỳ bằng cách quét tên món ăn đó.

Google Assistant, trợ lí ảo của Google nay đã hỗ trợ chính thức tới 53 ngôn ngữ của 80 quốc gia.

Điểm nhấn trong IO năm nay là Tiếng Việt đã được hỗ trợ chính thức.

Một tính năng khá hay của Google Assistant là Duplex on the web. Bạn ra lệnh cho Google Assistant “Hãy đặt ô tô cho chuyến đi sắp tới của gia đình”, Google Assistant sẽ lấy thời gian chuyến đi từ Lịch bạn đã thêm, mở trang thuê ô tô đã được bạn chỉ định và tự động điền form đặt xe cho bạn.

Kế đó, diễn giả Lê Viết Gia Khánh đã tóm tắt những thông tin mà Google IO năm nay dành cho developers.

Android Q và Google Play

Android Q đã được ưu tiên đẩy lên một tầm cao mới về quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Google đã yêu cầu các lập trình viên cần phải cân nhắc và xem xét lại những quyền họ yêu cầu người dùng cung cấp, thông tin họ thu thập về người dùng.

Ngoài ra, Android sẽ đi theo con đường Kotlin First. Mặc dù Java vẫn tiếp tục được hỗ trợ nhưng các Developer được khuyến khích chuyển sang Kotlin nhằm tối ưu hóa app tốt hơn.

Camera X Jetpack Library được Google thêm vào như một công cụ phát triển máy ảnh, hoạt động tương thích với Anroid 5.0 trở lên, nó cung cấp cho các developer một API cho phép sử dụng Camera một cách dễ dàng (hiện đã được sử dụng trong Camera 360 và SNOWS).

Dark Mode – một tính năng mới trên Android Q giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ của màn hình tới 60%, măng lại độ tương phản cao, tăng khả năng hiển thị trong đêm và bảo vệ mắt cho người dùng.

Chợ ứng dụng Google Play cũng mang tới 3 cải tiến đặc biệt.

Developer selected peer benchmark: Google đã ưu tiên hơn vào review của user trong thời gian gần nhất, nghĩa rằng bạn sẽ được đánh giá cao trên Play Store nếu người dùng gửi phản hồi tốt về những bản cập nhật app của bạn.

Custom store listing: Một tính năng này rất hữu ích với những nhà phát triển Game vì đã cho phép thay đổi artwork trên Store tùy thuộc vào trạng thái cài đẳt của người dùng. Ví dụ với người dùng đã gỡ bỏ app thì bạn có thể cho những nội dung mang tính kêu gọi người dùng cài lại app này.

 

Inapp Update: API cho phép lập trình viên đưa ra thông báo yêu cầu người cập nhật ứng dụng lên bản mới nhất mà không cần thoát khỏi UI của app.

Firebase

Tại Firebase, Google cũng cho chúng ta hai trợ thủ đắc lực là Google Analytics on FireBase và Audience Builder.

Google Analytics on FireBase – một tính năng nổi bật, hấp dẫn nhất trong Firebase, nó giúp developer tiếp nhận và hiểu những hoạt động của người dùng trong app từ đó phân tích và đưa ra những tính năng phục vụ từng đối tượng cụ thể.

Audience Builder –  tính năng giúp bạn tạo ra các nhóm người dùng dựa trên hành vi sử dụng app, từ đó có thể đẩy Push Notification hay đổi UI phục vụ nhóm người dùng.

Ví dụ: Với một App đặt chỗ nhà hàng, bạn có thể tạo một nhóm đối tượng đối tượng “những Người đã xem >10 quán mà chưa đặt quán nào”, dựa vào đó gửi cho họ những coupon giảm giá để khuyến khích họ sử dụng app nhiều hơn.

A.I và Machine Learning

Ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (A.I) và học máy (ML), Google I/O năm nay tập chung vào các Edge Devices (Smart Phone, Thiết bị đeo tay hay IOT).

Cách dễ nhất để bắt đầu sử dụng A.I và ML trên Smartphone là sự dụng ML Kit. Nó cung cấp các API rất dễ sử dụng giúp bạn có thể tích hợp AI vào App mà không cần có kiến thức chuyên môn.

Một số API đã cung cấp như: Nhận dạng chữ viết, barcode, khuân mặt, ngôn ngữ.

Ngoài ra trong năm 2019, ML Kit for Firebase còn đem tới 3 điểm đột phá:

MLKit on Devices Translator – cho phép dịch bạn dịch tới 59 ngôn ngữ khác nhau được tích hợp trong Google Translate mà không tốn bất cứ chi phí nào.

Object Detection & Tracking: Sử dụng để định vị, nhận dạng những vật thể xuất hiện trong camera view point của user.

Ví dụ: Với một trang thương mại điện tử, tính năng giúp user dùng Camera quét quần áo, giầy dép của người khác từ đó tìm sản phẩm tương tự được bán trong trang.

Auto ML Vision Edge: API giúp các bạn tạo ra những tính năng nhận diện hình ảnh mà không cần có kiến thức về ML chỉ với 3 bước Tạo Data Trainning – Trainning – Predict.

VD: Làm App Nhận dạng giống chó
Step 1: Tạo Data Trainning:  Tổng hợp hình ảnh của các loài chó khác nhau và đánh dấu  từng loại giống chó cho từng ảnh (số lượng lớn).
Step 2: Trainning: Upload dữ liệu lên Firebase Console Và ML Kit sẽ tự động Train ML Model cho các bạn.
Step 3: Deploy Model đó lên app của bạn.

Diễn giả còn giới thiệu thêm về TensorFlow Lite – Framework chuyên chạy các mô hình ML trên Edge Devices (Android, IOS Phone, IoT-Linux )và app demo được TensorFlowLite công bố trong IO năm nay-app giúp dạy nhảy cho người dùng.

Bản demo đã thể hiện được sức mạnh của TensorFlow Lite khi mà đẩy nó chạy trên thời gian thực, đẩy sử dụng GPU để xử lý ML một cách nhanh chóng (tốc độ của GPU nhanh hơn CPU 5.5 lần).

Chưa dừng lại ở đó, TensorFlow Lite còn hợp tác với Qualcom, mục tiêu có thể sử dụng chip xử lí tín hiệu DSP đã có sẵn trên hàng triệu điện thoại dùng chip Qualcom trên thị trường, tăng tốc độ xử lí lên 13.8 lần.

Ngoài ra, các thiết bị IoT cũng được TensorFlow Lite hỗ trợ bằng các ứng dụng nhận dạng khuôn mặt, tóc tai,… Google cũng đưa ra một sản phẩm hardware: Coral với nhiều chức năng đặc biệt.

Web và Chrome

Đối với mảng Web, Google cũng có 3 keyword: Instant – Powerful – Safe.

Instant: Theo thống kê trung bình trên mobile, trang web mất trung bình 6s để load và 9s để user có thể tương tác. Cứ 1s chậm hơn thì xác suất người dùng thoát ra ngoài sẽ tăng tới 20%.

Chính vì thế, để tăng tốc độ tải trang web, Google đã trang bị nhiều tính năng mới cho Google Chrome.

  • Tăng tốc độ xử lý Google Chrome: tốc độ load trên bản mới nhất (74) đã tăng lên gấp đôi so với 7 phiên bản trước đây.
  • JS Engine V8 trên Chrome mới nhất: Tiết kiệm bộ nhớ và tốc độ xử lí JS tăng lên gấp 2 lần.

  • Lazy Loading: Chỉ load những hình ảnh mà người dùng đã nhìn thấy. Những hình ảnh không được nhìn thấy sẽ load khi  người dùng Scroll tới nó. Để dùng tính năng này, developer chỉ cần thêm attributes lazy loading vào tag <img> hoặc <iframe> là xong.

Powerful (tăng những tính năng mới cho nền tảng web): Người dùng có thể cài đặt 1 trang web tích hợp Progressive Web Apps (PWA) thành Desktop App (đã hỗ trợ Chrome trên Chrome OS, mac OS, Windows và Linux), giúp nhà phát triển Web có thể tạo Desktop App dễ dàng hơn. Chẳng hạn như Web Hulu:

Trang web Twitter tích hợp PWA có thể hoạt động tốt trên mọi thiết bị, kể cả Featured Phone.

Ngoài ra còn có thêm Project Fugu (Cá nóc), nó cung cấp những tính năng mới mạnh mẽ (Native File System Access, Unlimited Quata, Contacts Picker, MIME Type Header, SMS-based Authencitation), nhưng nếu dùng sai mục đích có thể xâm phạm tới quyền riêng tư của người dùng.

Safe: Việc bảo vệ riêng tư của người dùng là một chủ đề quan trọng, nên Google đưa ra một vài cập nhật cũng như sản phẩm:

  • Tách riêng việc quản lí Cookie: 1st party Cookie (Các trang web khác không được phép sử dụng) và 3rd party cookie, từ đó hạn chế việc các trang web không được phép tracking lấy thông tin người dùng phục vụ quảng cáo.

  • WebAuthn cho phép chúng ta sử dụng các biện pháp xác thực tiên tiến: khóa điện tử, vân tay,… để xác thực, chống việc lừa đảo Phishing hay Clone UI.

Bài tổng hợp được viế t trung thực dựa trên Slide và nội dung do diễn giả GDG trình bày, có tham khảo và sử dụng một số nguồn ảnh, video từ Internet sao cho phù hợp. Ngoài ra, bài viết có sử dụng một số ảnh của GDG (có đóng Watermark).

Link livestream: http://bit.ly/2LUB2l9

 

Visits: 493