Newbie

Đánh giá Q4OS – Tái sử dụng chiếc máy tính cũ của bạn

Đâu đó chỉ có một vài bản distro của Linux giúp người dùng có trải nghiệm quen thuộc bằng việc theo hơi hướng của Windows. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một bản distro hiếm hoi làm được như vậy: Q4OS

Q4OS Linux chú trọng vào hiệu năng cho cấu hình phần cứng yếu

Q4OS là một hệ điều hành nhanh và mạnh mẽ được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới nhất nhằm mang lại môi trường desktop hiệu quả. Chúng tôi chú trọng vào tính bảo mật, độ tin cậy, tính ổn định trong thời gian dài và tích hợp có chọn lọc những tính năng mới. Hệ thống sẽ trở nên khác biệt với tốc độ xử lý trên phần cứng rất yếu, hoạt đông rất tốt trên cả máy đời mới hay những hệ thống kế thừa (legacy systems). Hệ điều hành cũng tương thích cho việc chạy ảo hóa (virtualaztion) hay điện toán đám mây (cloud computing).

Hiện tại Q4OS được phân làm 2 nhánh riêng biệt: 2.# Scorpion và 3.# Centaurus. Scorpion là phiên bản hỗ trợ lâu dài (LTS), sẽ được hỗ trợ trong suốt 5 năm, tức sẽ ngừng hỗ trợ vào năm 2022. Phiên bản mới nhất của Scorpion là 2.6, thiết kế dựa trên Debian 9 Stretch. Còn Centaurus giống như phiên bản thử nghiệm, dựa trên Debian Buster. Centaurus sẽ trở thành phiên bản LTS nếu Debian Buster ổn định hơn sau này

Q4OS là một trong số ít Linux distros mà vẫn hỗ trợ cả 32-bit và 64-bit. Thậm chí nó có thể dịch sang chạy với thiết bị ARM, đặc biệt là chiếc Raspberry Pi hay PineBook

Điểm chính khiến Q4OS khác biệt so với phần lớn các Linux distros khác là họ sử dụng Trinity Desktop Environment (TDE) làm môi trường desktop mặc định.

Trinity Desktop Environment: môi trường desktop không mấy nổi tiếng

Tôi dám khẳng định rằng đa phần mọi người sẽ cảm thấy xa lạ với TDE. Tôi cũng không biết đến nó cho đến khi tôi tìm được Q4OS này vài năm về trước. TDE là một nhánh của KDE, cụ thể là KDE 3.5. TDE được xây dựng bởi Timothy Pearson và lần đầu phát hành vào tháng 4 năm 2010.

Theo những gì tôi tìm hiểu, nguyên nhân ra đời TDE này giống với MATE. Những phiên bản trước KDE 4 thường hay bị crash và người dùng cảm thấy không hài lòng với hướng phát triển của những phiên bản sau đó. Vì vậy, phiên bản trước đó được tách ra, và cả TDE và MATE đều ra đời như vậy. MATE cứ tồn tại, phát triển độc lập như vậy và đứng ngang hàng với các môi trường desktop khác. Còn sự phát triển của TDE dường như chậm chạp hơn: phiên bản gần đây nhất (bản chính thức lần thứ hai) của nó đã ra đời 2 năm trước rồi.

Chú thích: TDE hiện nay sử dụng một nhánh riêng của Qt3, được gọi là TQt.

Yêu cầu phần cứng

Phiên bản TDE

  • CPU tối thiểu 300MHz
  • RAM 128MB
  • Ổ đĩa 3 GB

Phiên bản KDE

  • CPU tối thiếu 1GHz
  • RAM 1GB
  • Ổ đĩa 5GB

Có thể thấy Q4OS là một hệ điều hành yêu cầu phần cứng rất thấp, phú hợp cho máy tính đời cũ.

Các ứng dụng sẵn có

Tất nhiên bạn có thể cài thêm những phần mềm khác qua software center. Vì Q4OS được xây dựng trên Debian, bạn cũng có thể cài ứng dụng thông qua gói .deb.

Q4OS có thể cài đặt qua Windows

Tôi dã cài đặt thành công Q4OS trên con Dell Latitude D630 của mình và chạy ngon lành. Con laptop này dùng chip Intel Centrino Dua Core 2 GHz, card đồ họa Quadro NVS 153M, 4 GB RAM.

Bạn sẽ gặp vài lựa chọn khi cài đặt Q4OS: hoặc vài đặt qua ổ CD, hoặc cài đặt ngay bằng trong Windows. Trình cài đặt sẽ yêu cầu vị trí đặt ổ đĩa, dung lượng bạn dành cho Q4OS là bao nhiêu, thông tin đăng nhập v.v…

So với các distros khác, file ISO này rất nhẹ. Bản KDE chưa đến 1 GB trong khi bản TDE thậm chí chỉ hơn 500 MB.

Trải nghiệm Q4OS: Cảm giác như đang sử dụng Windows phiên bản trước đây

Chú ý rằng ở đây tôi dùng bản TDE.

Khi bạn khởi động Q4OS lần đầu, cảm giác như kiểu bản đang quay ngược thời gian và ngồi trước một máy tính chạy Windows 2000 vậy. Ứng dụng ban đầu rất ít: có trình quản lý file (file manager, tương tự Windows Explorer), trình duyệt web và chả có mấy thứ khác nhiều. Thậm chí còn không có công cụ chụp màn hình nào cả!

Khi bạn dùng TDE Browser (Konqueror), một hộp thoại hiện lên và gợi ý bạn dùng Desktop Profiler để cài Google Chrome hoặc vài trình duyệt mới hơn.

Desktop Profler cho phép bạn chọn cài bản giản lược, bản cơ bản hay đầy đủ và môi trường desktop nào bạn muốn dùng. Bạn cũng có thể dùng Desktop Profiler để cài những môi trường desktop khác như: MATE, Xffce, LXQT, LXDE, Cinnamon hay GNOME.

Q4OS có kho ứng dụng riêng của mình, tuy nhiên con số chỉ giới hạn lại ở 20, bao gồm: Synaptic, Google Chrome, Chromium, Firefox, LibreOffice, Update Manager, VLC, Multimedia Codecs, Thunderbird, LookSwitcher, NVIDIA drivers, Network Manager, Skype, GParted, Wine, Blueman, X2Go server, X2Go Client, and Virtualbox additions.

Nếu bạn muốn cài thêm thứ gì khác, bạn phải sử dụng command line hoặc synpaptic package manager. Synaptic là trình quản lý packages khá tiện dụng và được hỗ trợ nhiều năm nay, tuy nhiên nó còn chưa thân thiện với người mới bắt đầu.

Nếu bạn cài ứng dụng nào từ kho Software Centre, trình cài đặt hiện lên rất giống với trình cài đặt của Windows. Tôi còn nghĩ rằng cái này sinh ra để dành cho những ai muốn “Lunix hóa” Windows.

Như tôi đã đề cập, khi bạn khởi động vào màn hình desktop Q4OS lần đầu, bạn sẽ thấy nó như những năm 1990s. May thay, chúng ta có thể cài tiện ích tên là LookSwitcher để cài đặt các giao diện (theme) khác nhau. Ban đầu chỉ có một vài theme, nhưng sẽ có thêm những theme khác trong quá trình bạn sử dụng. Bạn cũng có thể tùy chỉnh theme hiện tại như chỉnh màu sắc hình nền, độ trong suốt của các thanh cửa sổ…

Tạm kết về Q4OS

Tôi đã nhấn mạnh vài lần rằng Q4OS trong bài viết này sẽ rất giống phiên bản ngày xưa của Windows. Điều đó là chính xác vì họ đã cố làm cho thậm chí đến control panel hay file manager sao cho giống với Windows. Điều này làm tôi nhớ về ReactOS hơn là cái gì hiện đại hơn. Trang web của Q4OS có khẳng định rằng họ “sử dụng những công nghệ mới nhất”, thế nhưng giao diện của hệ điều hành có vẻ hơi mâu thuẫn với điều này, làm cho người dùng mới đầu có thể cảm thấy hơi hụt hẫng.

Việc bộ cài ISO của Q4OS nhẹ hơn bất kì distro khác giúp bạn tải về nhanh hơn. Tuy nhiên song song với nó, bạn phải dành nhiều thời gian hơn để tải phần mềm thêm vào nếu muốn sử dụng hiệu quả, dù là thủ công hay tự động. Bạn cũng cần kết nối Internet nữa. Đó là lý do tại sao phần lớn các file ISO đều có dung lượng vài gigabytes.

Tôi đã test khá kĩ việc cài trên Windows. Tôi đã cài một bản Windows khác để test rồi chạy trình cài Q4OS. Quá trình mất một vài phút bởi trình cài đặt (dung lượng chỉ có 10 MB) phải tải file ISO. Sau đó tôi khởi động lại, chọn Q4OS, nhưng nó giống như tôi đang boot vào Windows vậy (biểu tượng hình tròn màu xanh lam). Tôi còn tưởng mình đã không cài được, những cuối cùng tôi cũng vào được Q4OS.

Một điểm tôi thích ở Q4OS là nó dễ dàng cài driver của NVIDIA. Ngay sau khi tôi đăng nhập lần đầu, nó hiện lên một thông báo nói rằng “có driver của NVIDIA, bạn có muốn cài không”.

Dùng Q4OS là một trải nghiệm thú vị, đặc biệt là việc dùng TDE lần đầu và cảm giác thân quen khi giao diện giống Windows. Tuy nhiên, việc số lượng ứng dụng nghèo nàn và một vài điểm ở thiết kế… làm tôi không khuyến nghị bạn dùng bản distro này.

Được dịch từ bài Q4OS Linux Revives Your Old Laptop with Windows’ Looks – It’s FOSS

Bài hay nên đọc

ibus-bamboo: Bộ gõ Tiếng Việt mới năm 2019

[SERIES Hướng dẫn Rice hệ điều hành Linux] Phần 1: Giới thiệu về ricing

Deepin Linux: an toàn để sử dụng hay mối hoạ an ninh?

Hệ điều hành Zorin OS 15 đã phát hành: phiên bản Zorin tốt nhất từ trước đến nay

Tổng hợp các Distro Linux tốt nhất dành cho các đối tượng khác nhau

Views: 1760