Hacking Kiến thức

Sự thật về các tầng ở DeepWeb? DeepWeb có bao nhiêu tầng?

Tác giả: Nguyễn Duy Anh – MysTown Area 1

Vào năm 2011 hoặc đầu năm 2012, một bản thiết kế được tạo ra vào thời điểm Tor và The Silk Road nổi lên và cùng vào thời điểm đấy, thuật ngữ tìm kiếm deep web được kết hợp với dark web. Khái niệm của các “tầng” được tạo ra bởi “một cá nhân mạnh dạng”, có nhiều điểm tương đồng trong cấu trúc với 9 tầng địa ngục của Dante. Trong bản thiết kế (sai) này, càng đi sâu xuống dưới, thì nội dung càng trở nên điên rồ và lố bịch. Một nỗ lực vào tháng 1 năm 2012 đã tạo ra bản thiết kế với thông tin chính xác, song không bao giờ trở nên phổ biến như bản thiết kế trước (Cái bản 8 tầng ấy) bởi vì có quá nhiều thông tin và chữ.

Nói tóm lại: Cái vụ 8 tầng ở Deep Web nổi tiếng là bởi nó xuất hiện vào thời điểm Deep Web nổi lên qua vụ The Silk Road. Sau này có bản phân tầng chính xác (Chỉ bao gồm hai phần chính: Web bề mặt và Deep Web) thì ko phổ biến bởi có quá nhiều thông tin mang tính công nghệ cao, dài dòng và khá khó hiểu. (Bạn có thể xem bản phân tầng này được ghi ở dưới đây)

Đừng có tin vào mấy cái 8 tầng rồi The Primarch System hay là The Mariana Web. Cái đấy chẳng qua là mấy câu chuyện như creepypasta thôi. Nghe thì hay đấy, nhưng thực tế thì không có chuyện như vậy đâu. Nó rất nhàm chán.

Bảng phân tầng DeepWeb sai lệch

Bản phân tầng DeepWeb chính xác

Vietsub:

Web nền (clearnet): tất cả những thứ bạn có thể truy cập bằng Google, Yahoo, Bing hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào tôn trọng tập tin robots.txt hay nguyên tắc của robot meta tags. Ví dụ: youtube.com, wikipedia.org, google.com

Deep web – Tầng 1 (Ở Onionland, chúng tôi vẫn nhắc đến tầng 1 như clearnet hoặc web nền):

Những trang không được liệt kê: Đây là những website có thể truy cập được từ một trình duyệt thông thường, tuy nhiên không hiện ra trong kết quả tìm kiếm của trình duyệt. Những nguyên nhân không được liệt kê bao gồm: website mới được thêm vào web, website không sử dụng index hoặc những nguyên tắc theo dõi; site đã bị loại khỏi danh sách (Google thường âm thầm loại các site khỏi danh sách và mới phục hồi kết quả co.cc gần đây)…

Ví dụ: (Tôi sẽ không liệt kê site bởi vì tôi có thể bị nhận diện. Để tìm những video Youtube không được liệt kê bạn có thể sử dụng từ khóa “Video này không có trong danh sách. Chỉ những người có đường link mới được quyền xem nó.” Để tìm kết quả bị xóa do các phàn nàn về DCMA, hãy sử dụng một công cụ tìm kiếm khác.

Nội dung truy cập giới hạn (ví dụ: chỉ có thành viên mới được quyền xem các trang nhất định), bao gồm đăng kí công khai và riêng tư.

Ví dụ (đăng kí công khai): facebook.com, gmail.com, dropbox.com

Ví dụ (đăng kí riêng tư): what.cd, demonoid.me, waffles.fm

Deep web – Tầng 2 (Nhiều người xem đây là deepweb)

Nội dung truy cập đặc biệt (ví dụ: nội dung chỉ có trong các phần mềm nặc danh hóa chuyên dụng), bao gồm mạng ẩn danh và darknet (anynonymous P2P). Những mạng này làm việc bên trên hệ thống internet, cung cấp nơi ẩn ấp an toàn cho những nội dung đã bị cấm trên web nền. Ví dụ phần mềm: Tor, I2P, Freenet. Ví dụ nội dung: chat và diễn đàn hình ảnh ẩn danh, bài phát biểu đã che, các nội dung khiêu dâm trẻ em, thuốc phiện, phần mềm xóa DRM, phương tiện trái phép, vũ khí,….

Trong khi hệ thống mạng cung cấp nơi ẩn nấp an toàn cho thông tin bí mật, nếu thông tin này công khai trên những mạng đã nói (ví dụ như trang dẫn đến the hidden wiki), thông tin này gần như chắc chắn sẽ bị rò rỉ ra clearnet. Mặc dù vậy, khối lượng thông tin công khai trên trang nặc danh nhỏ hơn sẽ giúp phát hiện những thông tin đặc quyền nhanh hơn. Vậy, tất cả những thông tin tuyệt mật thực sự ở đâu? Phía dưới dòng này.

Mạng thay thế:

Những mạng này không phải là một phần của internet. Ví dụ: SIRPnet, JWICS, NSANet.

Mạng định tuyến giao thức internet nhạy cảm (SIRPNet): sử dụng bởi chính phủ Mỹ để truyền thông tin dạng tuyệt mật.

Hệ thống giao tiếp thông minh chung (JWICS): sử dụng bởi chính phủ Mỹ để truyền thông tin  dạng gần tuyệt mật tuyệt đối.

NSANet là Mạng cục bộ cơ quan bảo mật quốc gia. Truyền thông tin dạng tuyệt mật tuyệt đối.

Mạng riêng tư:

Những mạng này không yêu cầu kết nối internet. Ví dụ PANs (Personal Area Network), LANs, WANs.

PANs là những mạng có phạm vi rất hẹp, kết nối thiết bị với công nghệ như bluetooth.

LANs là những mạng phạm vi hẹp, kết nối thiết bị với bộ định tuyến hay cáp Ethernet.

WANs là những mạng phạm vi rộng, có thể bao phủ toàn thế giới.

Mạng riêng tư rộng (những mạng sử dụng bởi tổ chức) hoạt động dựa trên một mạng xương sống (như Internet) để kết nối nhiều LANs thành WANs.

Bạn không thể kết nối mạng riêng tư nếu bạn ở ngoài vùng địa lí của nó, trừ khi nó kết nối Internet. Bởi vì mạng riêng tư được bảo mật di truyền khi thiết lập chính xác, chúng là mạng lí tưởng để truyền nội dung nhạy cảm.

Đa số thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến bạn có xu hướng được lữu trữ trên mạng riêng tư hay thay thế an toàn. Ví dụ, trên mạng WAN của một công ti dầu bạn có thể tìm thấy thông tin về lượng dầu dự trữ còn trên hành tin. Trên mạng thay thế của nó, bạn sẽ tìm thấy thông tin chính phủ đã phân loại. Đôi khi thông tin này bị lộ trên deepweb hay clearnet (Wikileaks là ví dụ điển hình), và đôi khi thông tin này được thu thập không nhờ mạng do bên thứ ba, bên thứ ba này sẽ công bố kết quả tìm kiếm của mình trên web nền.

Không có “Marian web” nào cả. Nếu bạn hỏi về nó ở Onionland, bạn sẽ bị troll bởi tất cả mọi người. tuy nhiên, nếu bạn phải hỏi câu này, bạn nên xem xét kĩ mình nếu bạn thực sự muốn sử dụng những dịch vụ ngầm. Nếu bạn nghĩ chương trình là TOR, bạn chưa sẵn sàng để sử dụng TOR, bởi vì bạn chưa nghiên cứu xong. Bản hướng dẫn này không mang tính kết luận (do đó có từ primer trong tên bài) và bạn nên tự mình tìm hiểu trước khi tham gia với chúng tôi.

Hãy bỏ qua tất cả các đồ họa thông tin thảo luận deepweb trước đó, bởi vì chúng đều có sai sót. (Được viết tháng 1 2012)

Visits: 2744