Không hầm hố như ACER PREDETOR 21X, cũng không sang trọng như SPECTRE 13 nhưng đây lại là 1 chiếc laptop hoàn toàn cũ kĩ. Đây là 1 chiếc laptop Netbook Samsung NC10-14GB màu xanh đạt đến cảnh giới cũ cái bà nó xì luôn :v
Vậy tại sao nó được bán với giá đắt cắt 1,2 triệu đô vậy nhỉ ???
Thực ra chiếc máy tính này được 1 pro tên là Guo O Dong cài vào đấy 6 loại virus nguy hiểm nhất thế giới. Và pro này cài đặt toàn mấy cái xịn xò toàn những cái đắt nhất thế giới :v
Đầu tiên : 1 con virus kiến chúng ta phải phát khóc :v ” WanaCry”
- Vào tháng 5 năm 2017, loại ransomware này đã gây ra một cuộc tấn công khổng lồ trên toàn thế giới yêu cầu thanh toán tiền chuộc thông tin bằng tiền điện tử Bitcoin, ảnh hưởng đến hơn 200.000 máy tính tại hơn 150 quốc gia.
Thứ 2 là: BlackEnergy
- Nó đã xuất hiện từ năm 2007. Nhiệm vụ của nó là tạo ra các bot để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) được gửi qua email rác, nhưng sau đó nó đã phát triển thành một DLL lây nhiễm trực tiếp vào thư mục dữ liệu ứng dụng cục bộ. Chính con virus này đã gây ra sự cố mất điện lớn ở Ukraine vào tháng 12 năm 2015.
Thứ 3: Một con virus cái tên nghe mĩ miều ” ILOVEYOU”
- Xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2000 và lan truyền bằng cách gửi email đến từng người trong danh sách liên hệ của victim với tên tệp đính kèm là : ‘LOVE-LETTER-FOR-YOU.txt.vbs.’ Mở tệp đính kèm sẽ bắt đầu một tập lệnh ghi đè lên các loại tệp ngẫu nhiên, như tệp Office, tệp hình ảnh và tệp mp3.
Thứ 4: Mydoom
- Trình làng vào tháng 1 năm 2004 và cách thức lan truyền vẫn là kiểu con sâu email ( giống như ILOVEYOU) nhưng nó lại lan truyền nhanh nhất từ trước đến nay, thậm chí còn nhanh hơn cả ILOVEYOU. Nó chủ yếu gửi email rác từ các máy tính bị nhiễm, nhưng xuất hiện dưới dạng lỗi truyền.
Thứ 5: Sobig
- Nó vừa là worm vừa là trojan, lần đầu tiên nó lây nhiễm vào máy tính là vào tháng 8 năm 2003 qua email rác. Nó tự hủy kích hoạt và lây nhiễm vào ngày 10 tháng 9 năm 2003 và tính đến năm 2018, đây là loài worm lây lan nhanh thứ hai. Thủ phạm gây ra vụ này vẫn chưa bị bắt.
Và cuối cùng là: DarkTequila
- Nó đã xuất hiện từ năm 2013, nó chủ yếu lây nhiễm ở Mỹ Latinh. Nó đánh cắp thông tin ngân hàng, dữ liệu công ty và thông tin cá nhân từ máy tính và được truyền qua các ổ đĩa flash USB bị lừa đảo và bị nhiễm.
Đến bây giờ việc buôn bán những thứ này ở Mỹ là hành động bất hợp pháp song tác giả lại cho rằng nó là những ” nghệ thuật ” . Và tên laptop này có tên là ‘The Persistence of Chaos’ – ‘Sự tồn tại của sự hỗn loạn’ và được tạo ra bởi Guo O Dong phối hợp với Deep Inststyle, một công ty bảo mật mạng nghiên cứu các virus để bảo vệ máy tính khỏi các mối đe dọa phần mềm độc hại. Dong nói rằng mục đích ông tạo ra tác phẩm này là muốn xem thế giới phản ứng như thế nào và coi trọng tác động của các malware đến cuộc sống.
Virus máy tính có thể tấn công lưới điện hoặc cơ sở hạ tầng công cộng khác và gây ra tác hại lớn. Virus đã thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trên các máy tính. Chẳng hạn như: virus WannaCry khiến hệ thống Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh “phát khóc ” vì mất 100 triệu đô la, và hàng chục ngàn bác sĩ đã đặt lịch hẹn cho những bệnh nhân bị hủy bỏ. Mặc dù rất khó để xác định chính xác cuộc tấn công sẽ gây ra bao nhiêu thiệt hại, nhưng nó có thể trực tiếp gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho chúng ta !
Vì việc bán các malware là bất hợp pháp nên chiếc máy tính này chỉ bán cho các nhà nghiên cứu, công ty bảo mật với mục đích giáo dục. Và giá khởi điểm của chiếc laptop này được đấu già là 1.200.700 $ :v
Đấy nhé :v Làm giàu không khó nha các bạn :v Còn chần chừ gì nữa :v hãy tìm và cài những loại này vào máy mình rồi đem đi đấu giá là chúng ta đã có hơn 1 triệu đô rồi 😉
#Shuu
Bài hay nên đọc
Tự chế tạo USB Rubber Ducky bằng Arduino(Opens in a new browser tab)
APT32 (OceanLotus) - Một chiến dịch APT bài bản như thế nào(Opens in a new browser tab)
NetSpectre – Kiểu tấn công Spectre mới từ xa, đánh cắp dữ liệu qua mạng(Opens in a new browser tab)
Tự chế tạo USB Rubber Ducky bằng Arduino(Opens in a new browser tab)
Kodachi – Hệ điều hành giúp bạn ẩn danh trên Internet(Opens in a new browser tab)
Views: 417