Và bạn cũng nên suy nghĩ như vậy: thống trị Linux ư? Sẽ chẳng ai làm được điều đó đâu!
Mỗi khi tôi viết về Microsoft và Linux, đảm bảo sẽ có vô số bình luận kiểu: “Microsoft sẽ mua lại Linux!” hay “Microsoft đang ấp ủ một chiến lược chưa từng có nhằm thâu tóm Linux”, “MS là một con sói đội lốt cừu, họ sẽ phá hủy Linux!”
Sự thật là: đúng, Microsoft muốn kiếm lợi từ Linux. Và, đúng, họ muốn mở rộng quyền kiểm soát của mình đối với Linux. Đoán xem? Ai cũng muốn vậy, nhưng chẳng ai làm được đâu.
Tại Hội thảo Linux Plumbers Conference 2019, tôi đã thảo luận với Linus Torvalds và một vài lập trình viên hàng đầu của Linux. Họ đều nhất trí rằng Microsoft muốn kiểm soát Linux, nhưng nói chung họ chẳng quan tâm mấy về việc này. Lý do bởi vốn dĩ bản thân Linux cùng với giấy phép nguồn mở GPL2 của mình, nó sẽ không bao giờ bị kiểm soát bởi bên thứ ba đơn lẻ nào cả.
Torvalds nói rằng:
“Anti-Microsoft nghe cứ như trò đùa, nhưng không hẳn. Gần đây, họ cuối cùng cũng hiền lành hơn một chút. Tôi có trao đổi với các kĩ sư của họ tại rất nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ, và tôi cảm thấy, đúng, họ đã thay đổi. Kiểu như họ hài lòng khi làm về Linux. Vậy nên giờ tôi bỏ hết mấy cái gọi là ‘Anti-Microsoft’.”
Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc con báo đốm mang tên Microsoft từ bỏ con mồi của mình. “Microsoft vẫn thế mà, họ đang chờ thời cơ đấy”. Nhưng Torvalds giải thích: “Tôi không nghĩ vậy. Sẽ có sự bành trướng ở đây. Tuy nhiên bất kì ai đến mới Linux, họ đều xác định mục tiêu, lý do của mình. Microsoft đang tập trung về Azure và họ đang làm mấy thứ này để nó chạy được trên Linux.”
Torvalds nhấn mạnh: “Ý tôi là, họ sẽ trở thành một phần của cộng đồng chúng ta.”
Như Eric Raymond đã từng nói trong cuốn sách về nguồn mở, cuốn ‘The Cathedral and the Bazaar’: “Mỗi phần mềm thành công nào cũng đều bắt đầu từ việc gãi đúng chỗ ngứa của riêng lập trình viên ấy.”
Và ngày này, một phần lớn công việc trên Linux bắt đầu cũng từ việc “gãi đúng chỗ ngứa” cho cả công ty.
Trong báo cáo State of Linux Kernel Development mới nhất năm 2017, các công ty đó lần lượt gồm Intel, Red Hat, Linaro, IBM, Samsung, SUSE và Google. Mỗi doanh nghiệp đều có những “chỗ ngứa” riêng và họ đều đang cố gắng giải quyết tốt nhất có thể. Trong khi chỉ có 8.2% số người, là các tình nguyện viên, sử dụng Linux thì hệ điều hành này được sử dụng phần lớn bởi các nhà phát triển của các tập đoàn lớn.
Bên cạnh câu chuyện Microsoft và nhwungx dòng code, Torvalds cũng cho rằng “làm thế nào Microsoft, từ việc “hút máu” bản quyền từ các nhà cung cấp Android, cho đến việc hiện tại họ đã công khai tất cả chúng. Điều đó thật là tuyệt vời, một hành động đáng khen ngợi, tôi rất vui vì điều đó.”
James Bottomley, một kỹ sư phát triển có kinh nghiệm của IBM cũng như nhà phát triển hàng đầu của Linux, nhận định rằng Microsoft đang đi trên con đường mà tất cả các tập đoàn ủng hộ Linux đều đã trải qua:
“Có nhiều vấn đề tranh cãi với Linux. Bạn không thể làm việc với Linux chỉ để đạt được lợi ích của mình. Nhiều công ty, với những mô hình kinh doanh riêng biệt, tôi cho rằng họ có thể. Các công ty phải hiểu rằng, mọi thứ họ cần từ Linux sẽ giúp ích việc kinh doanh của chính họ. Nhưng sẽ diễn ra một giai đoạn phát triển rất cởi mở, và nếu có một bên thứ ba nhận thấy nó cũng mang lại lợi ích cho họ, rất có thể bạn sẽ trở thành đối tác làm ăn dựa trên lợi ích đó.”
Điều đó có nghĩa là, để thành công, ngay cả Microsoft “cuối cùng cũng phải hợp tác với các đối tác khác”.
Bottomley giải thích thêm:
“Phần lớn những gì bạn thấy chỉ là bề nổi của vấn đề, còn như những sản phẩm của Linux Foundation, đến từ những công ty lớn hơn rất nhiều. Họ luôn luôn cạnh tranh để tìm kiếm lợi ích cho riêng mình. Nhưng luôn có một sự thật, là nếu như có ai đó khác cũng nhìn thấy lợi ích cho họ, chúng ta sẽ có những mối hợp tác kinh doanh dựa trên những lợi ích chung đó.”
Cuối cùng, ông kết luận: “Vậy nên sẽ không có vấn đề gì nếu Microsoft có một kế hoạch để cạnh tranh với Red Hat, IBM hay bất kì công ty nào khác. Những lập trình viên luôn mong được làm việc trên lõi Linux với một kế hoạch rõ ràng.” Tóm lại, Microsoft có thể là một ông lớn, nhưng không công ty nào có thể vượt trên cả một cộng đồng như Linux cả.
Greg Kroah-Hartman, nhân viên bảo trì hệ thống Linux, đã trả lời Swapnil Bhartiya trong một cuộc phỏng vấn như sau:
“Làm việc với Linux không quan trọng là bạn làm với ai, đó là câu chuyện của cá nhân bạn. KY[Srinivasan], đứng đầu nhóm mã nguồn mở của Microsoft, đến từ Novell. Anh ấy từng là kỹ sư của AT&T, và anh ấy đã có 20 năm kinh nghiệm với Linux.”
Và không nghi ngờ gì nữa, anh ấy đã làm việc vì lợi ích của chính nền tảng này.
Hiện nay, Microsoft đã trở thành một công ty Linux, Kroah-Hartman tiếp lời: “Hơn 50% khối lượng công việc Azure của họ hiện tại là Linux. Một con số đáng kinh ngạc.” Anh ấy nói rằng hiện tại Microsoft cũng đã có một bản phát hành Linux, giống như AWS của Amazon và Oracle.
Và với sự xuất hiện của Windows Subsystem for Linux 2.0, một bản phân phối của Linux, mà Windows có thể sẽ trở thành nhà phân phối Linux lớn nhất thế giói!
Không có bất cứ lãnh đạo nào của Linux hay ai khác mà tôi được dịp trò chuyện tại Plumbers, lo lắng rằng Microsoft sẽ đánh bại Linux. Thực tế đang chứng minh ngược lại, Linux hiện mới là nền tảng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ, và Microsoft là một trong số đó.
Bài gốc: Linus Torvalds isn’t worried about Microsoft taking over Linux
Views: 1057