Hướng dẫn Linux

[SERIES Hướng dẫn Rice hệ điều hành Linux] Phần 3 – Theme và Color scheme

Đừng quên xem

À ừ em chưa chết đâu, mỗi tuần 1 tập lớn kiểu này cho nó khoái. Qua hết cái phần giải thích qua về WM, DE, DM rồi, giờ ta sẽ đến cái phần mà có lẽ mấy ông ricer để ý đến hơn là những người thường: Theme và Color scheme.
Tuy nhìn qua 2 khái niệm này như nhau nhưng để cho dễ hiểu, ta sẽ đi qua định nghĩa từng phần trước rồi em sẽ nói cho các bác về các mẹo để phối màu.
P.S: Đây là cái phần thằng này mong viết lên blog vì có ảnh sẽ dễ hình dung hơn hẳn

I. Theme

  • Định nghĩa: Dễ hiểu rồi, theme thay đổi màu sắc, diện mạo của giao diện người dùng (UI). Và cái này quan trọng này: Nó chỉ thay đổi màu sắc, diện mạo của cái UI có framework và nó hỗ trợ.
  • Nói chung, nếu ai không biết Qt với GTK là gì (Đã nhắc đến bài trước) thì giờ nên biết được rồi. Để ý rằng cứ 1 theme nổi nổi nào đó (Như arc, materia) đều có ghi chữ GTK và Qt, điều này có nghĩa là, khi mà ném cái theme này vào máy, thì việc giao diện thay đổi ra sao sẽ tùy thuộc vào framework sử dụng để vẽ nó lên.
  • Vì muốn giữ cho bài này ngắn lại, thay vì bày khái niệm Qt và GTK, hãy nhìn hình này:

Để ý thấy rõ thì đang có 1 app sử dụng được nền trắng và 1 app bên kia là nền tối mặc dù, hiện tại, xfce-appearance (hỗ trợ set theme GTK) đang set 1 theme nền tối. Giờ nếu trong đầu ai còn hỏi tại sao cái app bên cạnh (nền trắng) lại không được set sang tối thì chính là do thằng xfce-appearance đang dùng GTK và thằng app bên cạnh kia sử dụng Qt để vẽ giao diện đấy. Đó là tất cả những gì cần hiểu, next next.
Nếu những ai muốn biết DE nào hỗ trợ framework nào thì có thể đọc lại phần 2.

Vậy thì đối với theme, mặc dù không phải là vấn đề lớn lắm nhưng một số thằng dùng cả Qt lẫn GTK app đều cay cú vì theme không đồng bộ với nhau, rất may là Arch Linux đã trình bày khá là đầy đủ rồi nên nếu ai không biết cách có thể đọc tại đây

Để hiệu chỉnh theme thì đơn giản nhất là ta lên mạng, tải về, rồi áp dụng theme trên DE yêu thích của mình (Ai không dùng DE thì phải áp config tay). Những người dùng DE dựa vào GTK nhiều có 1 lợi thế đó là sử dụng oomox Xem tại đây để tự tạo theme theo màu mình thích

II. Color scheme

Khác với theme một tẹo. Color scheme sẽ chi phối rất nhiều thứ và thậm chí là cả theme (Thật ra 2 thằng này chi phối lẫn nhau tùy hoàn cảnh). Tùy nhiều thằng hiểu theo nghĩa khác nhau nhưng nó sẽ có 1 ý niệm chung: Tông màu.

Tức là, việc lựa chọn color scheme sẽ dựa vào khả năng thẩm mĩ của nhiều người, có người thích tông màu này có người thích tông màu kia (Khai thật đi, ai cũng thích tông màu nào đó hợp với nền tối đúng không), nhưng nếu trong việc ricing thì người rice sẽ cố phối hợp tông màu đẹp nhất có thể, giống hệt mấy anh front end thiết kế website đấy :/ Màu mà nhìn be bét thì trang auto tụt view về 0.

Để hiệu chỉnh color scheme thì ta hướng tới thứ mà nó chi phối nhiều nhất trước tiên: Terminal, thường thì mục này thì terminal nào cũng có. Đây là của xfce4-terminal:

III. Phối hợp theme với color scheme.

Có nhiều cách để làm điều này và làm nhiều thì có nhiều kinh nghiệm. Nhưng em luôn theo mẹo này hết mức có thể: tập trung Theme trước rồi đến Color scheme nếu như không có khả năng tự tạo theme riêng
Lý do: Theme không phải ai cũng bỏ thời gian ra làm được, nó cần rất nhiều thử nghiệm, và tài nguyên trên mạng không phải lúc nào cũng cho mình theme có màu ổn. Hơn nữa, theme nó chi phối rất mạnh các UI của người dùng. Color scheme lại khác. Các màu sắc phối nhau trong rice khá dễ để thay đổi và color scheme thay đổi mượt đến mức ta có thể thay đổi sao cho nó hợp theme.
Đồng thời, khi chọn theme, tốt nhất nên tập trung đến câu hỏi này khi rice:

  • Cái theme, dùng với wallpaper nào là ổn?

Yep, hãy nghĩ về độ tương phản, việc trình bày các giao diện của theme sẽ ra sao trên nền wallpaper và khi trình bày trên ảnh chụp (để khoe) thì nhìn có “mượt mắt” không. Đó chính là điều mà người thường sử dụng máy với 1 thằng cuồng rice máy hết mức có thể hay tập trung vào.
Tất nhiên, nếu bác đọc câu hỏi đầu tiên ở bên dưới đây thì bác sẽ thấy câu hỏi trên đôi khi cũng không quan trọng lắm.
Đến lượt color scheme, giờ phần này sẽ dễ thở hơn rất nhiều, hãy hỏi mình câu hỏi sau:

  • Mình dùng color scheme tập trung vào việc đọc terminal hay là chỉ để trưng?
  • Color scheme phải dùng màu ra sao để hợp Wallpaper?

Nếu bác trả lời câu hỏi 1 là “trưng” thì đơn giản lắm, nếu bác dùng GTK, hãy thử cái này: Xem tại đây và sau đó chả cần nghĩ nên cài theme gì hay đang có wallpaper gì luôn.
Nhưng, đối với những ai thật sự đề cao cái khả năng usability của rice của mình. Thì chắc hẳn sẽ phải chọn đáp án đầu tiên trong câu hỏi 1. Về phần này, em có một vài mẹo riêng:

  • Terminal trước hết, tập trung để nền (background) hợp tông màu với wallpaper trước rồi mới tính color scheme bên trong, áp dụng quy luật này cho tất cả những thứ chi phối bởi color scheme như Status bar, notification, etc (Đối với theme, thì terminal không nhất thiết phải trùng màu btw).
  • Không nhất thiết phải cố vắt não nghĩ ra color scheme làm gì cả. Đi cướp color scheme của người khác cũng không phải là ý tồi. Tra mục tài nguyên để biết thêm.
  • Nếu như thật sự muốn viết color scheme riêng. Dùng 1 color scheme ai đó làm rồi thay đổi cũng là 1 ý không tồi, nhưng vì color scheme có liên quan ít nhiều đến wallpaper, chi bằng ta dùng nó làm mốc ban đầu để làm color scheme đi.
  • Sau khi biết đến GPick, bác sẽ dùng nó khá nhiều: Xem tại đây(Nhất là cho việc nghĩ color scheme ổn)
  • Krita/Gimp cực kì tuyệt vời để tạo độ nhấn cho wallpaper (Đọc phần tài nguyên để có thêm chi tiết)
  • Theme trắng không phải lúc nào cũng cancer
  • Theme tối không phải lúc nào cũng thượng đăng (Không ưa nổi Solarized-dark)
  • Gradient trong 1 theme mà sử dụng tốt sẽ cực kì đẹp: Xem tại đây
  • Màu trắng trong terminal không nhất thiết là màu trắng và màu đen cũng không nhất thiết phải đen. (Tl;dr: color0 và color7 swap nhau được)
  • Blur chỉ hữu dụng nếu như bác đi theo một thiết kế hoàn toàn modern. Nó bị chi phối bởi compositor và nhiều trường hợp khi tắt compositor thì rice mất đi 1 phần tính thẩm mĩ của có.
  • Shadow tuy dựa vào compositor, nhưng đối với theme trắng lại là công cụ tuyệt vời để khiến một vài thứ nhìn đỡ đau mắt hơn.

IV. Tài nguyên

Đón xem Phần 4 – Terminal

Credit: Banbeucmas – Phạm Đình Duy

Lưu ý: Bài viết này đã được Linux Team Việt Nam trả nhuận bút và chia sẻ độc quyền. Nghiêm cấm copy khi chưa có sự cho phép của Linux Team Việt Nam hay tác giả Banbeucmas – Phạm Đình Duy

Bài hay nên đọc

Deepin Linux: an toàn để sử dụng hay mối hoạ an ninh?

Nhận biết một trang đăng nhập an toàn

Cài đặt SSH trên Ubuntu Server

Tấn công DoS và DDoS là gì và cách phòng chống

 

Visits: 3122