Những hệ điều hành này thường để ngăn chặn những cuộc tấn công mạng hay là để kiểm soát truyền thông công chúng, một vài quốc gia đã ngừng sử dụng Windows và chuyển đổi sang các bản phân phối Linux tùy chỉnh khác. Chưa rõ tốt hay xấu nhưng hãy cùng lướt qua các quốc gia sử dụng những bản phân phối này nào 😀
Trung Quốc
Như đã biết, Trung Quốc có mọi dịch vụ web riêng như là Baidu thay cho Google, Weibo cho Twitter, 51.com cho Facebook… và rất nhiều các dịch vụ khác nên việc Trung Quốc có hệ điều hành riêng Ubuntu Kylin không phải là điều bất ngờ, hệ điều hành này dựa trên Ubuntu và hỗ trợ rộng rãi cho tiếng Trung.
Ban đầu Kylin dựa trên FreeBSD nhưng sau đó dự án đã được khởi động lại với tên Ubuntu Kylin vào 2013.
Cuba
Tiếp danh sách đây là một quốc gia xã hội chủ nghĩa khác – Cuba (người anh em thân tín của Việt Nam đây rồi :v).
Nova OS của Cuba cũng dựa trên Ubuntu như Kylin của Trung Quốc. Phiên bản mới nhất Nova 2015 nhằm mục đích gọn nhẹ để thay thế Windows XP trên phần cứng cũ và do đó, nó sẽ sử dụng desktop environment là LXDE.
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên
Lại một quốc gia nữa thuộc những quốc gia “đỏ”. Triều Tiên có hệ điều hành Red Star dựa trên Linux. Hệ điều hành này đã được phát triển từ 2002. Hầu như không có bất kỳ chi tiết nào về hệ điều hành này vì không có trang web chính thống của Red Star. Và Triều Tiên gần như bị cô lập với phần còn lại của thế giới, không có thông tin nào khác về Red Star ngoại trừ việc nó sử dụng desktop environment KDE.
Ấn Độ
Ấn Độ gia nhập danh sách cùng ba quốc gia xã hội chủ nghĩa trên sở hữu hệ điều hành riêng dựa trên Linux. BOSS là một hệ điều hành Linux dựa trên Debian được phát triển bởi C-DAC (một tổ chức phát triển máy tính cao cấp thuộc sở hữu của chính phủ Ấn Độ). BOSS Linux đã xuất hiện vài năm nhưng nó lại được phổ biến vì chính phủ mới của Ấn Độ có kế hoạch sử dụng BOSS trên toàn tổ chức nhà nước. Chính phủ Ấn Độ cũng đã áp dụng chính sách mã nguồn mở để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Microsoft. Trên thực tế, một số chính phủ tiểu bang đã bắt đầu chuyển sang định dạng tài liệu mở và sử dụng BOSS Linux.
Indonesia
Trung tâm nghiên cứu tin học Viện khoa học Indonesia đã phát triển IGOS Nusantra Linux, hệ điều hành này được liên tục phát triển với sự hỗ trợ từ cộng đồng và có một số biến thể bao gồm hỗ trợ độc quyền cho các thiết bị IoT.
Thổ Nhĩ Kì
Chính phủ Thổ Nhĩ Kì bắt đầu phát triển Pardus Linux vào năm 2005 bởi Viện nghiên cứu điện tử và mật mã quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ với sự giúp đỡ từ Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ. Pardus được đánh giá cao khi giới thiệu hệ thống quản lý gói PiSi dựa trên Debian và sử dụng KDE.
Nga và Iran
Cả Nga và Iran đều được cho là đang phát triển các riêng dựa trên Linux. Tin đồn xuất hiện khoảng 4-5 năm trước nhưng cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy hệ điều hành riêng đang được sử dụng. Hệ điều mà hai quốc gia này đang sử dụng cho bộ máy chính quyền của họ vẫn còn là một dấu chấm hỏi.
Dịch bởi th3_5had0w từ It’s FOSS.
Views: 1765